Kiến trúc điện toán đám mây

 Điện toán đám mây là gì

 Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức IEEE “Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay,…”. Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.

 Khái niệm đơn giản
Thuật ngữ cloud computing ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua.[cần dẫn nguồn] Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ. Google, theo lẽ tự nhiên, nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ ảo tích cực nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server). Đa số người dùng Internet đã tiếp cận những dịch vụ đám mây phổ thông như e-mail, album ảnh và bản đồ số.

 Kiến trúc điện toán đám mây

Nền tảng đám mây client
Kiến trúc đám mây bao gồm nền tảng “phía đầu” hay còn gọi là nền tảng phía người dùng hoặc đám mây client. Phía người dùng bao gồm “fat client” hoặc “thin client”, “zero client”, máy tính bảng và các thiết bị di động. Nền tảng phía người dùng tương tác với những đám mây lưu trữ dữ liệu qua một ứng dụng (trung gian), một trình duyệt web hoặc một phiên truy cập ảo.
“Zero client”
“Zero client” khởi tạo mạng để thu thập các tập tin được yêu cầu cấu hình, sau đó tiết lộ nơi tập tin được lưu trữ.[1] Toàn bộ thiết bị “zero client” chạy qua mạng. Điều này dẫn đến một hạn chế duy nhất là nếu mạng bị rớt, các thiết bị sẽ vô hiệu.
Đám mây lưu trữ
Lưu trữ trực tuyến là nơi mà dữ liệu được lưu trữ và có thể truy cập đến nhiều khách hàng. Đám mây lưu trữ thường được triển khai ở các cấu hình sau: đám mây công cộng, đám mây riêng tư, đám mây cộng động, đám mây lai.[3]
Để trở nên hiệu quả, những đám mây lưu trữ cần phải nhanh chóng, linh hoạt, khả năng mở rộng, multi-tenancy, và an toàn.[4]
Mô hình dịch vụ đám mây
Phần mềm như một dịch vụ (SaaS)
Phần mềm như một dịch vụ có bốn phương pháp phổ biến:[5][6]
single instance
 multi instance
multi-tenant
 flex tenancy

 Tài liệu điện toán đám mây

 Bạn có thể xem tài liệu điện toán đám mây tại: https://blog.tinohost.com/dien-toan-dam-may-cloud-computing/

 https://xemtailieu.com/tai-lieu/bai-giang-ve-dien-toan-dam-may-1480414.html

  

  

  

 tag: giáo tìm hiểu pdf