Kinh doanh ngoại tệ

 Kinh doanh ngoại tệ

 Nếu như trước đây, nguồn thu chủ yếu của các Ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng, thì ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, các nguồn thu từ những dịch vụ hiện đại đã trở thành những nguồn thu quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó có hoạt động Kinh doanh ngoại hối. Tại Việt Nam, hoạt động Kinh doanh ngoại hối vẫn còn rất mới mẻ nhưng đã kịp đóng góp vào thu nhập của các ngân hàng, đồng thời góp phần bổ trợ cho các dịch vụ khác, giúp đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh.

 Vì thế, trong bài viết này hãy cùng Nhanh,vn tìm hiểu về kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam hiện nay.

 1. Khái niệm kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối, theo nghĩa hẹp chỉ đơn thuần là việc mua bán các đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Theo nghĩa rộng thì kinh doanh ngoại hối bao gồm việc mua bán ngoại tệ, các chứng từ bán ngoại tệ nhằm đảm bảo số dư tài khoản ngoại tệ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền khác nhau.

 Hay nói cách khác, kinh doanh ngoại hối về cơ bản là hoạt động mua bán, đầu tư, cho vay, đầu cơ ngoại tệ của các tổ chức tín dụng hoặc phi tín dụng và các công ty lớn trên thị trường trong và ngoài nước được phép kinh doanh ngoại hối. Với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất.
Kinh doanh ngoại hối bao gồm: kinh doanh ngoại hối tiền mặt và kinh doanh ngoại hối chuyển khoản.

 – Kinh doanh ngoại hối tiền mặt (đồng tiền của một quốc gia khác hoặc đồng ngoại tệ bằng kim loại, tiền giấy, séc du lịch và các công cụ thanh toán khác) chủ yếu liên quan đến hoạt động du lịch và có doanh số giao dịch rất nhỏ so với KDNT chuyển khoản.

 – Kinh doanh ngoại hối chuyển khoản được thực hiện nhờ vào các lệnh chuyển qua mạng thông tin thanh toán. Những lệnh này chỉ định việc ghi Có vào tài khoản của một đồng tiền nước này và ghi Nợ vào tài khoản của một đồng tiền nước khác. Tiền gửi được chuyển từ tài khoản của người bán sang tài khoản của người mua thông qua các lệnh chuyển tiền bằng điện tín, hối phiếu…

 2. Đặc điểm của kinh doanh ngoại hối
– Là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro

 + Rủi ro về tỷ giá: là loại rủi ro đặc trưng trong kinh doanh ngoại hối. Nó sẽ xuất hiện khi ngân hàng có trạng thái thừa hoặc thiếu của một loại ngoại tệ nào đó. Khi ngoại tệ này lên giá thì trạng thái thừa sẽ có lợi, còn trạng thái ngoại tệ thiếu sẽ bất lợi và ngược lại. Trong quá trình kinh doanh mua bán hàng ngày, trạng thái ngoại tệ luôn biến động nên đơn vị kinh doanh luôn có khả năng gặp rủi ro do sự biến động của tỷ giá.

 + Rủi ro về lãi suất: so với rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất ít có ý nghĩa hơn nhưng với khối lượng tín dụng lớn thì cũng gây ra những thiệt hại đáng quan tâm. Do các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại nước ta còn đơn giản nên ảnh hưởng chưa rõ nét.

 + Rủi ro về thị trường: rủi ro này được hình thành dựa trên những biến động của tỷ giá và lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng từ phía các định chế tài chính đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình, dẫn đến những phán đoán về rủi ro tỷ giá hay lãi suất trong tương lai.
– Là hoạt động phức tạp, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường hiện đại

 Xuất phát từ nhu cầu sử dụng và trao đổi hàng hóa toàn cầu mà hoạt động kinh doanh ngoại hối được phát triển và kéo theo sự vận động của nền kinh tế thị trường hiện đại. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường hiện đại đã không chỉ còn là sự vận động hàng hóa, cung cầu trong phạm vi một lãnh thổ mà là hướng đến toàn cầu, vượt khỏi ranh giới một quốc gia.

 – Có sự tham gia của nhiều đồng tiền khác nhau trong một giao dịch

 – Phương thức giao dịch, kinh doanh đa dạng

 – Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật
3. Vai trò của kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối được xem là một trong những hoạt động kinh doanh ngân hàng xuất hiện sớm nhất dưới dạng đổi tiền nhằm đáp ứng nhu cầu của các thương nhân thuộc các quốc gia khác nhau.

 – Đối với nền kinh tế

 + Làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia

 + Góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá và lãi suất

 + Góp phần điều tiết cung cầu trên thị trường ngoại hối

 + Góp phần đảm bảo ổn định nội tệ

 + Góp phần sử dụng hiệu quả nguồn ngoại hối của các tổ chức kinh tế nói riêng và của quốc gia nói chung
– Đối với chủ thể kinh doanh ngoại hối

 + Đảm bảo nguồn vốn trong thanh toán quốc tế

 + Phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh

 + Gia tăng thu nhập cho các chủ thể kinh doanh

 Như vậy, trên đây là những thông tin cần biết về kinh doanh ngoại hối trong nền kinh tế hiện nay.

 Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đang quan tâm đến phương pháp quản lý bán hàng hiệu quả thì hiện nay, Nhanh.vn đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ về quản lý bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng trên Facebook, bán hàng trên các trang thương mại điện tử, cổng vận chuyển,…

 

 tag: kinh doanh ngoai te