Kinh nghiệm kinh doanh lò bánh mì

 Kinh nghiệm kinh doanh lò bánh mì

 Kinh doanh bánh mì ngày càng phát triển mạnh khi đây là món ăn không chỉ được người Việt Nam ưa chuộng mà còn được bạn bè quốc tế công nhận. Bên cạnh những tiệm bánh mì ngon miệng thì kinh doanh lò bánh mì cũng là một phương án rất khả quan.

  • Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng lên, nhất là thức ăn ngon.
  • Bánh mỳ là món ăn thông dụng hơn cả, vì không có nhiều lựa chọn như đồ ăn đa dạng ở thành phố.
  • Cạnh tranh không quá gắt gao, cơ hội làm giàu lớn.

 Kinh doanh lò bánh mì cần bao nhiêu vốn

 Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn cần chuẩn bị số vốn tương ứng. Để kinh doanh bánh mỳ bạn cần mua sắm các máy móc, vật dụng, nguyên liệu làm bánh, chi phí thuê địa điểm kinh doanh, chi phí thuê nhân viên….Do đó, bạn cần lưu ý đến số vốn đầu tư trong khả năng của bạn.

 Thủ tục đăng ký kinh doanh lò bánh mì

 Bạn có thể đăng ký kinh doanh bánh mỳ theo hình thức hộ kinh doanh cá thể

 Hồ sơ đăng ký kinh doanh  bánh mỳ :

 -Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

 -Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của chủ hộ kinh doanh

 Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn có trụ sở kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

 Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần kê khai đóng thuế môn bài của hộ kinh doanh, thuế GTGT và Thuế TNCN của hộ kinh doanh.

 Lưu ý: trước khi tiến hành kinh doanh bánh mỳ, hộ kinh doanh bánh mỳ cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

 Bản kế hoạch kinh doanh bánh mì

 Dưới đây là bản kế hoạch kinh doanh bánh mì để bạn tham khảo

 Mở lò bánh mì ở quê cần chuẩn bị những gì?
Tiềm năng là thế nhưng để mở lò bánh mì ở quê cẩn chuẩn bị những gì? Nhiều người chỉ quan tâm xem mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn mà không biết rằng có rất nhiều thứ cần làm để có một lò bánh mì chuyên nghiệp!

 Nhân lực và máy móc hỗ trợ
Thời đại công nghệ phát triển, máy móc ra đời thay thế sức lực con người, vừa giúp bạn làm bánh nhanh chóng, đều đẹp, lại vừa tiết kiệm chi phí.

 Có máy móc hỗ trợ, lượng nhân công cần thuê cũng giảm xuống khi bạn chỉ cần người để vận hành máy, quan trọng là phải tính toán mua máy nào để đạt hiệu quả nhất.

 kinh nghiệm mở tiệm bánh mì1

 Quy tình làm bánh mì gồm các bước:

 Trộn bột – Chia bột – Se bột – Ủ bột – Nướng bánh

 Mỗi bước đều có máy móc hỗ trợ cho việc làm bánh của mình. Dựa vào chi phí mở lò bánh mì và định hướng kinh doanh, bạn hãy đầu tư máy làm bánh mì thật hợp lý.

 Với một người mới bắt đầu, bạn hãy chọn cho mình những dòng máy năng suất vừa phải. Viễn Đông giới thiệu đến bạn bộ dây chuyền làm bánh mì:

 Bộ dây chuyền cơ bản: máy trộn bột 7kg + tủ ủ bột 16 khay + lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay

 Dây chuyền thiết bị làm bánh mì cơ bản

 Bộ dây chuyền đầy đủ thiết bị: máy trộn bột + máy chia bột + máy se bột + tủ ủ bột + lò nướng bánh mì

 Dây chuyền thiết bị làm bánh mì đầy đủ

 So sánh dây chuyền làm bánh mì

 Lưu ý: mở lò bánh mì cần có điện 3 pha để đảm bảo máy móc hoạt động tốt

 Vốn mở lò bánh mì đầu tư vào máy móc rơi vào khoảng 60 – 100 triệu đồng

 Tay nghề làm bánh
Yếu tố giúp lò bánh mì của bạn trở nên khách biệt không phải là máy móc mà là hương vị bánh và tay nghề của thợ làm bánh.

 Một thợ làm bánh giỏi không phải dễ tìm. Có 3 phương án cho bạn lựa chọn:

 Có tay nghề sẵn hoặc tự học làm bánh để làm thợ chính và thuê thêm 1 – 2 nhân công nữa
Thuê thợ làm bánh chính ở bên ngoài và bạn là người hỗ trợ
Thuê toàn bộ thợ bên ngoài và bạn là người quản lý
Tay nghề làm bánh mì

 Có thể thấy rằng phương án đầu tiên sẽ phổ biến hơn cả bởi bạn là người đứng ra kinh doanh và làm chủ các công thức làm bánh của lò mình luôn, tránh rủi ro cao nhất. Rất nhiều trường hợp thuê thợ làm bánh về và sau một thời gian, họ sẽ tách ra mở lò bánh mì riêng để cạnh tranh với bạn. Bạn nên tham gia một khóa học làm bánh và làm chủ tình hình kinh doanh của mình

 Mở lò bánh mì ở quê

 Địa điểm và mặt bằng mở lò bánh mì
Việc mở lò bánh mì ở quê có một điều tiện lợi là đất đai, nhà cửa rộng rãi, có thể mở lò ngay tại nhà. Nhưng bạn nên cân nhắc đến tính cạnh tranh về địa điểm mở lò.

 Kinh doanh chọn chỗ đẹp, nhiều người qua lại bao giờ cũng tốt hơn là mở quán trong ngõ ngày chẳng thấy được mấy người. Nếu nhà bạn rộng rãi và ngay mặt đường lớn, có thể mở lò bánh mì luôn, đỡ tốn chi phí. Nhưng nếu vị trí nhà mình không được đẹp thì nên thuê địa điểm khác.

 Mở tiệm bánh mì

 Mở cửa hàng bánh mì đang là điểm sốt ở các thành phố lớn

 Các đầu ra của thành phẩm
Vốn, máy móc, nhân công, kỹ thuật làm bánh, mặt bằng… và các yếu tố đầu vào khác đã có nhưng đầu ra của bánh mì mới là thứ đem lại lợi nhuận cho bạn.

 Ngoài việc bán bánh mì tại lò thì lượng khách lấy sỉ mới là nguồn thu lời về lâu dài và ổn định nhất. Khi mới mở lò bánh mì ở quê, bạn có thể chỉ có một vài mối quen đặt sỉ, qua thời gian số lượng khách sỉ sẽ tăng lên nếu bạn biết cách để họ tìm đến mình.

 Tiệm bánh mì

 Mở tiệm bánh mì cũng là một lựa chọn đáng xem xét

 Những người mở lò bánh mì cũng thường kết hợp mở tiệm bánh ngọt, bánh kem bởi ngoài chi phí đầu tư cố định về máy móc chỉ cần bổ sung thêm một vài sản phẩm.

 Mở lò bánh mì ở quê

 Tạo lợi thế cạnh tranh
Người dẫn đầu thị trường bao giờ cũng có những ưu thế nhất định nhưng nếu bạn không phải người đầu tiên thì cũng đừng nản lòng bởi có trước có sau, không thiệt đi đâu mà sợ!

 Bạn có thể tham khảo áp dụng một số phương án sau:

 Khuyến mại
Việc mở lò bánh mì ở quê không giống như mở trên thành phố. Các lò bánh mì ở quá gần nhau sẽ khiến cho lượng khách mỗi bên giảm đi đáng kể bởi nhu cầu hiện tại chưa nhiều.

 Mặt khác, làng quê vốn yên bình hơn thành phố nên các chương trình khuyến mại bạn tạo ra có thể là điểm nhấn giúp bạn thu hút khách hàng như: mua 1 tặng 1 nhân dịp khai trương, mua bánh mì góp phần ủng hộ người nghèo…

 Khuyến mại mua 1 tặng 1

 Bao bì
Thay vì sử dụng túi nilong thông thường vừa đại trà lại vừa gây hại cho môi trường thì bạn có thể chuyển sang đóng gói bằng túi giấy thân thiện hơn.

 Bạn có thể in tên và những ký hiệu về lò bánh của mình ngay trên những chiếc túi giấy này để khách hàng mua hàng mang thương hiệu lò bánh mì của bạn đi đến nhiều nơi hơn.

 Túi giấy đựng bánh mì

 Phục vụ tích cực
Bạn nên lấy việc phục vụ khách hàng tận tình là lợi thế. Ai cũng biết “khách hàng là thượng đế” nhưng không phải ai cũng biết cách chiều thượng đế của mình. Nó giống như kiểu bạn biết chăm chỉ là một đức tính tốt nhưng không phải lúc nào cũng chăm chỉ.

 Hãy luôn niềm nở với khách hàng, từ người chủ đến nhân viên. Hãy hỗ trợ họ bằng tinh thần tích cực nhất bởi không ai khác, chính họ là những người mang lợi nhuận đến cho bạn.

 Phục vụ khách hàng tận tình

 Và … đừng quên chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng!
Kinh doanh thì ắt có rủi ro và bạn đừng để những dòng trên vẽ ra một tương lai mộng mơ mà xa rời thực tế phải đối mặt. Mở lò bánh mì ở quê không phải trò đùa nên nếu bạn chỉ đơn giản là hứng thú nhất thời thì hãy dừng lại.

 Chi phí để đầu tư cho hàng quán, máy móc làm bánh mì lên đến gần trăm hoặc hàng trăm triệu đồng và việc thu hồi vốn có nhanh hay không còn tùy theo tình hình kinh doanh.

 Cửa hàng bánh mì bánh ngọt

 Ngoài chi phí cố định thì các chi phí như nguyên liệu, lương nhân công, tiền điện… bạn cũng nên tính đến để tránh hoang mang sau khi mở lò lại đội lên nhiều tiền. Ban đầu buôn bán có thể ảm đạm nhưng không được vì thế mà nản lòng.

 

 tag: bí   quyết   lập   xe   chiến   lược   thổ   nhĩ   kỳ   thịt   chả   que   dự   doner   kebab   tổ   gì   tam   giác   phép   tác   hoc   hamburger   má   hải   nhượng   quyền   chảo   lãi   lạng   sơn   muốn   đà   nẵng   kẹp   tuấn   mập   nguội   online   pate   heo   quay   sáng   sandwich   vang   xuất   chuỗi   vỉa   hè   xôi   đẩy   xiên   tưởng   ốp   la   xíu   chay   cay   hà   nội   hotdog   hoa   cúc   muối   ớt   ổ   truyền   thống