Kinh tế vận tải biển là gì
 Kinh tế vận tải biển là ngành mang tính chất kinh doanh phục vụ trong khâu vận chuyển hàng hải bằng đường biển và xếp dỡ hàng hoá tại cảng biển. Khâu vận chuyển có nhiệm vụ tổ chức khai thác và kinh doanh tàu biển hoạt động trên một địa bàn rộng lớn. Khâu xếp dỡ có nhiệm vụ tổ chức khai thác và kinh doanh các hoạt động sản xuất, phục vụ ở cảng biển.
 Ngành kinh tế vận tải biển nghiên cứu hoạt động sản xuất giao thông vận tải thủy, đề ra phương pháp tổ chức, khai thác và kinh doanh hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận và ngoại tệ cho đất nước
Rủi ro trong vận tải đường biển
 Khi vận tải bằng đường biển có những rủi ro khó tránh khỏi, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hàng hóa, khiến chủ hàng và phía cung cấp dịch vụ chịu tổn thất nặng nề.
 Rủi ro từ thiên nhiên
 Thời tiết là yếu tố quyết định cho tuyến đường vận tải trên biển diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Các hiện tượng bão, sóng lớn, biển động thường gấy ra tình trạng lật, nghiêng tàu, nghiêm trọng hơn là làm gãy thân tàu, dẫn đến hàng hóa bị rò rỉ, vỡ nát khi đè lên nhau.
 Khi di tải trên biển, sét đánh trúng khiến hàng hóa bốc cháy, hư hại làm thất thoát số tiền lớn. Hay vỏ trái đất bị biến dạng, thay đổi mạnh, nơi dâng cao chỗ hạ thấp gây ra chấn động lớn dẫn đến hiện tượng sóng thần, hàng hóa bị mất mát.
 Rủi ro từ tai nạn
 Các tai nạn như mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ hay đâm va đều gây tổn thương đến con tàu và hàng hóa bị rò rỉ, mất mát.
 Khi đáy tàu chạm đất, chướng ngại vật làm tàu không thể di tải được gọi là mắc cạn. Chìm đắm khiến toàn bộ phần nổi của con tàu cùng hàng hóa nằm dưới nước. Trường hợp tàu hay phương tiện khác va vào nhau hoặc đâm vật thể (cố định, tải động, nổi) làm hàng hóa trên tàu bị xô lệch, xếp chồng lên nhau.
 Rủi ro từ con người
 Con người cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hàng hóa khi vận tải trên biển ví dụ như mất cắp, mất trộm, thiếu hụt hay không giao hàng do dành động phi pháp của thuyền trưởng và thuyền viên.
Phương tiện sử dụng trong vận tải đường biển
 Phương tiện sử dụng chuyên chở hàng hóa trên biển hết sức đa dạng và phong phú như tàu hàng làm lạnh, chở hàng bách hóa, container, du lịch và phà.
 – Tàu hàng làm lạnh là phương tiện quan trọng, chở được những loại hàng hóa có khối lượng lớn, chủ yếu các mặt hàng như hải sản, hoa quả, thịt, sữa. Nhờ hệ thống làm lạnh nên nhiên liệu sử dụng tiêu tốn nhiều nên giá cả để vận tải hàng hóa bằng phương tiện này khá cao.
 – Phà được sử dụng phổ biến ở những nơi hệ thống, mạng lưới sông ngòi dày đặc như đồng bằng sông Cửu Long. Chúng có kích thước nhỏ, thường dùng để chở người, vận tải hàng hóa ít với khối lượng không lớn. Phà ngoài biển di tải trong phạm vi hạn hẹp vì không đảm bảo an toàn di tải ra xa bờ.
 – Tàu container được thiết kế diện tích chứa hàng lớn nên chở được các thùng hàng dạng hình khối. Loại tàu này có trọng tải lớn và vận tải hàng hóa nhiều nhất so với các phương tiện đường biển khác. Đặc biệt, vận tốc di tải của tàu lớn nên số lượng nhân viên làm việc trên tàu thường là 30 người, đảm bảo cho việc di tải và bốc dỡ hàng hóa.
 – Tàu chở hàng bách hóa kích thước nhỏ, dùng chở những loại hàng hóa trọng lượng ít nên bốc dỡ, giao nhận nhanh chóng, dễ dàng và di tải ở phạm vi gần.
 – Tàu du lịch thiết kế và trang trí khá bắt mắt, có dịch vụ cung cấp thức ăn và nước uống, đùng để chở khách đi du lịch, ngắm cảnh.
Ngành Kinh tế vận tải biển học gì?
 – Khi theo học ngành này đòi hỏi sinh viên có kiến thức về thị trường vận tải biển, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác và hiệu quả kinh doanh trong vận tải biển; các vấn đề chung của cảng biển, hoạt động của cảng, quản lý cảng; thương vụ vận tải biển, chứng từ sử dụng trong vận tải biển; các kiến thức cơ bản liên quan đến chế độ pháp lý các vùng biển, những nguyên tắc cơ bản về hoạt động hàng hải; các quy định về tàu biển, thuyền bộ và hoạt động hàng hải có liên quan; kỹ năng thương lượng ký kết hợp đồng, giải quyết khiếu nại tranh chấp, bảo hiểm hàng hải;…
 – Vì vậy các môn học đặc trưng mà sinh viên ngành kinh tế vận tải biển được trang bị như: Hàng hóa, Địa lí vận tải, Thủy văn công trình cảng, Thiết bị xếp dỡ, Lý thuyết tàu, Quản lí khai thác cảng, Quản lí khai thác đội tàu, Đại lí tàu biển, Nghiệp vụ ngoại thương, Giao nhận vận tải, Bảo hiểm hàng hải, Quản lí dự án đầu tư, Quản trị nhân sự, Nghiệp vụ tài chính – kế toán trong các doanh nghiệp vận tải,…
Học ngành Kinh tế vận tải biển ra trường làm gì?
 Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế vận tải biển bạn có thể đảm nhận các công việc tại các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp dịch vụ vận tải (đại lí tàu biển, môi giới hàng hải, giao nhận – vận tải, đại lí xuất nhập khẩu hàng hóa, …) với các vị trí như:
- Chuyên viên lập kế hoạch sản suất, xây dựng chiến lược, khai thác đội tàu vận tải biển, cầu bến, kho bãi, kế hoạch xếp dỡ – giao nhận – vận tải hàng hóa tại cảng biển;
- Chuyên viên tổ chức điều hành hoặc tham gia tổ chức điều hành công tác xếp dỡ, giao nhận hàng hóa tại cảng biển; khai thác, điều động tàu tại các công ty vận tải;
- Chuyên viên phân tích kinh tế đầu tư xây dựng cảng, mua sắm thiết bị xếp dỡ, ô tô, tàu biển; và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn
- Quản trị ở các bộ phận kinh doanh, marketing của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế vận tải.
Học ngành Kinh tế vận tải biển ở đâu, trường nào?
 Ngành kinh tế vận tải biển là một trong những ngành đang thiếu khát nhân lực ở nước ta và đặc biệt là trong những năm tới. Dưới đây là danh sách một số trường đào tạo ngành Kinh tế vận tải biển để các bạn yêu thích ngành học này tham khảo
- ĐH Giao thông vận tải
- ĐH Giao thông vận tải TPHCM
- ĐH Hàng Hải Việt Nam
 Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này
 Tag: cổ mức lương quốc cước ảnh hưởng nội ưu vosco 2018 tiềm 2025 đông bảng opl nhược vinafco tuyển 2017 cp