KPI của công ty
 Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPI) là một công cụ điều hướng quan trọng cho phép nhà quản trị và lãnh đạo nhận ra con đường họ đang đi có giúp công ty phát triển đúng hướng hay không. Một bộ KPI chuẩn sẽ giúp đo lường hiệu suất và nhấn mạnh những điểm cần chú ý.
 Vấn đề ở chỗ nhiều công ty thu thập và báo cáo một lượng thông tin khổng lồ có thể được đo lường dễ dàng và kết cuộc là các nhà quản trị phải bơi trong lượng dữ liệu đó trong khi những thông tin quan trọng thì không được đề cập đến.
 Một nhà quản trị giỏi sẽ nắm bắt mức độ hoạt động hiệu quả cốt yếu của công ty bằng cách đặt chúng vào những chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu. Việc đó cũng giống như một ông bác sỹ đo nhịp tim, mức cholesterol, huyết áp và thử máu để kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân.
 Để xác định chỉ số KPI đúng đắn cho doanh nghiệp, quan trọng nhất là công ty phải có mục tiêu và phương hướng chiến lược rõ ràng. Cần nhớ rằng, công cụ điều hướng (navigation instruments) chỉ hữu ích nếu ta biết đích đến mong muốn của mình. Vì vậy, trước hết cần định nghĩa chiến lược và sau đó liên kết KPI với mục tiêu của công ty.
 Viện kinh tế và Thương mại Quốc tế (iEIT) – Đại học Ngoại Thương sau 7 năm tìm hiểm nghiên cứu mô hình BSC và KPI, Hợp tác cùng các doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi nhận rằng KPI cần được phát triển phù hợp với sự phát triển của từng công ty. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ, có một số KPI quan trọng mà tất cả đều cần biết, từ nhân viên cho đến các cấp quản lý. Các chỉ số này sẽ cho bạn nền tảng kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, cũng có những chỉ số đo lường đặc trưng được thiết kế để phù hợp với chiến lược của từng doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh cụ thể. Lấy ví dụ về KPI hiệu quả hoạt động của mạng lưới một công ty viễn thông hoặc chỉ số chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe. Những chỉ số này đều nằm trong danh sách KPI của công ty và dù trong danh sách phía dưới không có những chỉ số này nhưng chúng là những KPI riêng cho từng ngành.
 Danh sách 75 KPI bao gồm các chỉ số tôi cho là quan trọng và hữu dụng nhất và là điểm khởi đầu cho sự phát triển của hệ thống quản trị hiệu quả hoạt động. Trước khi bắt đầu xem danh sách, có một lời khuyên dành cho các bạn: Đừng chọn tất 75 chỉ số – Bạn không cần và không nên sử dụng cả 75 KPI đó. Hiểu được 75 KPI đó và chọn ra một số ít những chỉ số cần thiết và quan trọng cho ngành. Cuối cùng, KPI nên được mọi nhân viên trong công ty sử dụng để nhận quyết định từ các cấp quản lý cao hơn.
 Đo lường hiệu quả tài chính:
- Lợi nhuận ròng (Net Profit)
- Lợi nhuận biên ròng (Net Profit Margin)
- Lợi nhuận biên gộp (Gross Profit Margin)
- Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Profit Margin)
- Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA)
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate)
- Chỉ số Tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông (Total Shareholder Return – TSR)
- Giá trị kinh tế gia tăng (Economic Value Added – EVA)
- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment – ROI)
- Tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư (Return on Capital Employed – ROCE)
- Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets – ROA)
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE)
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio)
- Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle – CCC)
- Tỷ lệ vốn lưu động (Working Capital Ratio)
- Tỷ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio – OER)
- Tỷ lệ chi phí vốn trên doanh thu (CAPEX to Sales Ratio)
- Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần (Price Earnings Ratio – P/E Ratio)
 Hiểu khách hàng:
- Chỉ số khách hàng thiện cảm (Net Promoter Score – NPS)
- Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate)
- Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index)
- Điểm lợi nhuận của khách hàng (Customer Profitability Score)
- Giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value)
- Tỷ lệ doanh thu của khách hàng (Customer Turnover Rate)
- Tỷ lệ gắn bó với khách hàng (Customer Engagement)
- Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng (Customer Complaints)
 Đánh giá thị trường và nỗ lực marketing:
- Tỷ lệ tăng trưởng thị trường (Market Growth Rate)
- Thị phần (Market Share)
- Tài sản thương hiệu (Brand Equity)
- Thanh toán theo lượt đăng ký (Cost per Lead)
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
- Xếp hạng công cụ tìm kiếm (theo từ khóa) và tỉ lệ nhấp chuột trên số lượt hiện thị quảng cáo (Search Engine Rankings (by keyword) and click-through rate)
- Số lượt truy cập và tỷ lệ bỏ trang (Page Views and Bounce Rate)
- Mức độ gắn kết online với khách hàng (Customer Online Engagement Level)
- Tỷ lệ phần trăm của nhãn hiệu/thương hiệu của sản phẩm so với các nhãn hiệu khác cùng loại (Online Share of Voice – OSOV)
- Dấu chân mạng xã hội (Social Networking Footprint)
- Số điểm Klout (Klout Score)
 Đo lường hiệu suất hoạt động:
- Mức độ 6-sigma (Six Sigma Level)
- Tỷ lệ công suất sử dụng (Capacity Utilisation Rate – CUR)
- Mức độ xử lý chất thải (Process Waste Level)
- Thời gian hoàn thiện chu trình đơn hàng (Order Fulfilment Cycle Time)
- Tỷ lệ giao hàng đủ và đúng thời hạn (Delivery In Full, On Time Rate – DIFOT)
- Tỷ lệ hao hụt hàng tồn kho (Inventory Shrinkage Rate – ISR)
- Chênh lệch so với tiến độ dự án (Project Schedule Variance – PSV)
- Chênh lệch chi phí dự án (Project Cost Variance – PCV)
- Đo lường giá trị thu được (Earned Value Metric)
- Sức mạnh hệ thống đường ống đổi mới (Innovation Pipeline Strength – IPS)
- Lợi tức đầu tư vào đổi mới (Return on Innovation Investment – ROI2)
- Thời gian tới thị trường (Time to Market)
- Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield – FPY)
- Mức độ gia công lại (Rework Level)
- Chỉ số chất lượng (Quality Index)
- Chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể (Overall Equipment Effectiveness – OEE)
- Mức độ chết máy hoặc Mức độ dây chuyền ngừng hoạt động (Process or Machine Downtime Level)
- Tỷ lệ giải quyết vấn đề ngay từ lần gọi đầu tiên (First Contact Resolution – FCR)
Hiểu nhân viên và ghi nhận thành quả của họ:
- Giá trị gia tăng của nguồn vốn con người (Human Capital Value Added – HCVA)
- Tỷ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên (Revenue Per Employee)
- Chỉ số hài lòng của nhân viên (Employee Satisfaction Index)
- Mức độ cam kết của nhân viên (Employee Engagement Level)
- Điểm số động viên/ủng hộ nhân viên tích cực (Staff Advocacy Score)
- Tỷ lệ nhân viên thôi việc (Employee Churn Rate)
- Thời gian trung bình một nhân viên làm việc cho công ty (Average Employee Tenure)
- Chỉ số vắng mặt của Bradford (Absenteeism Bradford Factor)
- Điểm phản hồi 360 độ (360-Degree Feedback Score)
- Tỷ lệ Cạnh tranh tiền lương (Salary Competitiveness Ratio – SCR)
- Thời gian thuê (Time to Hire)
- Tỷ lệ hoàn vốn sau đào tạo (Training Return on Investment)
Đo lường tác động lên môi trường và xã hội:
- Dấu chân Carbon (Carbon Footprint)
- Dấu chân nước (Water Footprint)
- Mức tiêu thụ năng lượng (Energy Consumption)
- Mức độ tiết kiệm nhờ nỗ lực duy trì và cải tiến (Saving Levels Due to Conservation and Improvement Efforts)
- Quãng đường hàng hóa/dịch vụ phải đi trong suốt chuỗi cung ứng (Supply Chain Miles)
- Tỷ lệ giảm thiểu chất thải (Waste Reduction Rate)
- Tỷ lệ tái chế chất thải (Waste Recycling Rate)
- Tỷ lệ tái chế sản phẩm (Product Recycling Rate)
 Tag: vinamilk xây dựng xuất hưng yên