Lập luận là gì – Các thao tác lập luận

Lập luận là gì

 Xuất phát từ tiền đề (những sự kiện, chân lý được mọi người thừa nhận), dựa trên những lý lẽ chúng ta đi tới những kết luận – đó là lập luận. Có hai loại lập luận: lập luận để chứng minh một chân lý và lập luận để thuyết phục.

 Loại lập luận thứ nhất thuộc lôgích hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hoá học… dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.

 Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ. Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lôgích đời thường: “ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả, “trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là lý lẽ về dòng dõi. Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc lôgích phi hình thức. Ở đây lý lẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Chất vấn, trả lời, tranh luận trước Quốc hội là những lập luận để thuyết phục.

Các thao tác lập luận

 1. Thao tác lập luận giải thích:

 – Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

 – Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

 2. Thao tác lập luận phân tích:

 – Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

 – Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

 3. Thao tác lập luận chứng minh:

 – Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa  nhận để chứng tỏ đối tượng.

 – Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

 4. Thao tác lập luận so sánh:

 – Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

 – Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

 5. Thao tác lập luận bình luận:

 – Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề.

 – Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

 Thao tác lập luận bác bỏ:

 – Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

 – Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

Luyện tập thao tác lập luận phân tích

 Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau và đều ảnh hưởng tới kết quả học tập, làm việc

 a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

 – Khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin

 – Biểu hiện:

     + Không dám tin vào năng lực, sở trường, hiểu biết bản thân

     + Nhút nhát, thu mình

     + Không dám đương đầu với nhiệm vụ, thử thách

 – Tác hại của thái độ tự ti

 b, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ

     + Luôn đề cao quá mức bản thân

     + Không chịu thừa nhận khả năng, tài năng của người khác

     + Khi làm được điều đó lớn lao thì còn tỏ ra coi thường người khác

 – Tác hại của tự phụ

 Biện pháp

     + Cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy được những điểm mạnh khắc phục điểm yếu

     + Cần có thái độ sống tự tin và khiêm tốn

     + Hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và học thức

 Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết lập luận phân tích hình ảnh sĩ tử, quan trường:

 “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

 Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

 – Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc: lôi thôi, ậm ọe

 – Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh dáng điệu và hành động của sĩ tử, quan trường

 – Nêu cảm nghĩ chung về cảnh thi cử trường ốc ngày xưa

 Có thể viết bài văn tổng – phân- hợp theo:

 – Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích

 – Triển khai phân tích cụ thể nghệ thuật từ ngữ, đối lập, đảo ngữ

 – Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến

Luyện tập thao tác lập luận so sánh

 Câu 1 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

 Giống nhau: hoàn cảnh hai tác giả đều xa quê khi còn nhỏ và trở về khi đã già

     + Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương)

     + Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)

 – Khi trở về đều trở thành người lạ trên chính quê hương:

     + Đau xót, tủi hờn khi không còn ai nhận ra mình là người cùng quê ( Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? – Hạ Tri Chương)

     + Người đã biến đổi sau chiến tranh, thời gian, người xưa cảnh cũ không còn (Chế Lan Viên)

 – Cả hai tác giả đều có sự đồng điệu, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù hai tác giả cách nhau cả nghìn năm

 Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

 Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả”

     + Mùa xuân, mùa thu là hình ảnh ẩn dụ

     + Hai mùa chỉ những gia đoạn khác nhau: ban đầu đơm hoa, sau đó sẽ thu được nhiều quả ngọt

     + Tương tự như chuyện học: tích lũy kiến thức thường xuyên dẫn tới thành công ( kiểu so sánh tạo động lực)

 Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

 Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

 – Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

 – Khác:

     + Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…)

     + Sử dụng những chữ có âm khó dùng : duyên mõm mòm, già tom

     + Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…)

     + Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ

 ⇒ Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

 Câu 4 (trang 117 sgk ngữ văn 11 tập 1)

 Câu tục ngữ :Một mặt người bằng mười mặt của

 – Con người là tài sản quý giá nhất trên đời, cha ông nhắc nhở thế hệ sau quý trọng con người hơn mọi của cải vật chất trên đời

 – Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh đối lập để nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của con người (một = mười)

 – Tiền bạc, của cải có thể làm ra được, còn con người thì không

 – Câu tục ngữ cũng phê phán những kẻ xem trọng của cải vật chất, đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của con người

 

 

  

  

  

 Tag: vận soạn bố cục lớp chữa lỗi phép 10 7 anh giáo án ptich 120 nhiễu phủ lấy gương violet 12 dời đô cấu sức 6 bước giai thich ví phan tich lop dàn diễn dịch ngắn kỹ nạp quát trích nước sơ đồ hịch tướng mài sắt kim chưng 31 cầu bé gây chú ủng hộ trump binh luan uống nhớ 174 môn đáp ăn biệt khuyên đừng sợ vấp ngã bài: tại nghề duy soaạn yêu cứ giữa