Lý luận chính trị là gì – Quy định về trình độ lý luận chính trị

Lý luận chính trị là gì

  Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, nó là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ.

 Lý luận chính trị khẳng định vai trò và tầm quan trọng to lớn của nó đối với nhận thức và hành động của từng cá nhân nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung, bởi lý luận chính trị bao gồm những tri thức tổng hợp, liên ngành mang tính đảng, tính giai cấp rõ rệt, đồng thời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Đồng thời nó cho thấy sự khó khăn, phức tạp của quá trình sáng tạo, nhận thức và vận dụng lý luận chính trị.

Quy định về trình độ lý luận chính trị

 1. Đối tượng được công nhận có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

 * Những người có bằng đại học chính trị, đại học chuyên ngành Mác-Lênin (Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Chính trị học, Lịch sử Đảng), đại học chuyên ngành Tư tưởng – Văn hoá, đại học chuyên ngành Tổ chức.

 * Những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cán bộ cấp chiến thuật – chiến dịch nhóm ngành Khoa học – xã hội và Nhân văn, Quản lý – Chỉ huy quân sự (Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị – Quân sự, Học viện Lục quân, Học viện Khoa học quân sự).

 * Những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học chuyên ngành Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

 2. Đối tượng được công nhận có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

 * Những người đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng của các trường thuộc chuyên ngành Kinh tế – Quản trị, kinh doanh, Khoa học xã hội và Nhân văn ở trong nước.

 * Những người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình trung học chính trị tại các trường chính trị tỉnh, thành và ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị.

 * Những người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cơ sở tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 * Những người tốt nghiệp hệ dài hạn (từ hai năm trở lên) không phải chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các phân hiệu Nguyễn Ái Quốc và các trường Đảng khu vực (trước đây) và Phân viện Hà Nội, Phân viện Đà Nẵng, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.

 * Những người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã bảo vệ thành công luận án TS và TSKH (PTS và TS cũ) ở trong nước và ở các nước XHCN. * Những người có bằng thạc sĩ chuyên ngành khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành Kinh tế – Quản trị, kinh doanh ở trong nước.

 * Những người đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo sĩ quan, Quản lý – Chỉ huy quân sự, công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật – chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật.

 3. Đối tượng được công nhận có trình độ sơ cấp lý luận chính trị:

 * Những người đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng trong nước (trừ những trường được quy định ở điểm 2 tại văn bản này), những người tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp khối ngành kinh tế, những người tốt nghiệp các trường trung cấp quân đội, công an.

 * Những người đã tốt nghiệp các học viện, trường quân đội cấp phân đội không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, quản lý, chỉ huy quân sự, công an.

6 bài học lý luận chính trị

 https://tinhdoanqnam.vn/news/6-bai-hoc-llct-cho-dvtn/6-bai-hoc-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien-411.html

Điều kiện học cao cấp lý luận chính trị

 Văn bản được ban hành theo Kết luận số 57-KL/TW, ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về “tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,” trên cơ sở thống nhất với Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan, tại công văn số 4741 – CV/BTCTW.

 Theo văn bản trên, đối tượng được cử đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính gồm hai nhóm cán bộ. Cụ thể, nhóm cán bộ thứ nhất là các vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương trở lên của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; tỉnh ủy viên, thành ủy viên, trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này.

 Nhóm cán bộ thứ hai là các trưởng, phó phòng và tương đương của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên.

 Văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương cũng quy định tiêu chuẩn cán bộ cử đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính. Theo đó, đối tượng đi học cao cấp lý luận chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam , có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Về độ tuổi,  đối với hệ tại chức, cán bộ đang giữ chức danh trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời từ 40 tuổi trở lên đối với nam, 35 tuổi trở lên đối với nữ; Đối với hệ tập trung, cán bộ đang giữ chức danh quy định trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời dưới 40 tuổi đối với nam, dưới 35 tuổi đối với nữ.

 Ngoài các tiêu chuẩn chung trên, Ban Tổ chức Trung ương cũng đưa ra một số quy định riêng với từng trường hợp cụ thể.

 Theo đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm cán bộ được đi học cao cấp lý luận chính trị, hiện đang công tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí công tác đặc thù, nếu chưa có bằng tốt nghiệp đại học thì phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên môn và bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc trung cấp lý luận chính trị.

 Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm cán bộ được đi học cao cấp lý luận chính trị hiện đang công tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí công tác đặc thù, được ưu tiên học hệ tại chức trẻ hơn 5 tuổi so với quy định độ tuổi theo tiêu chuẩn chung. Các chức sắc tôn giáo có yêu cầu học cao cấp lý luận chính trị-hành chính thì được học tại các Học viện khu vực, do cấp ủy trực thuộc Trung ương đề nghị và có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.

 Về tổ chức đào tạo cao cấp lý luận chính trị, Ban Tổ chức Trung ương quy định nhóm cán bộ thứ nhất sẽ được đào tạo tại Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; nhóm cán bộ thứ hai sẽ được đào tạo tại các học viện khu vực của Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Số lượng học viên mỗi lớp học: Lớp hệ tập trung không quá 50 học viên/lớp, lớp hệ tại chức không quá 110 học viên/lớp.

 Việc xét duyệt và thẩm định cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính hệ tập trung và tại chức tại hệ thống Học viện từ năm 2013 được tiến hành theo quy trình sau: Cấp ủy, cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học trên cơ sở chỉ tiêu được giao, lập hồ sơ cán bộ cử đi học theo quy định. Trung tâm Học viện và các Học viện khu vực theo phân cấp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách học viên theo từng lớp đúng đối tượng, tiêu chuẩn (theo mẫu đính kèm) và chuyển danh sách học viên về cơ quan được giao thẩm định là Ban Tổ chức Trung ương, trung tâm Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

 Danh sách học viên đã được Ban Tổ chức Trung ương, Trung tâm Học viện thẩm định là danh sách chính thức để Trung tâm Học viện, các Học viện khu vực gọi học viên nhập học và là căn cứ khi xét tốt nghiệp cho học viên.

 Ban Tổ chức Trung ương thực hiện kiểm tra, giám sát, khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trung tâm Học viện, các Học viện khu vực và các đơn vị liên quan theo quy định.

 Hằng năm, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi về Ban Tổ chức Trung ương trong tháng Tám để tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho năm tiếp theo

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tài liệu dành mới nạp hust giảng 2016 thu xác nguyên nxb tuyển sinh 2018 sửa đổi bổ sung 2017 15 18 xuất thi giỏi download mác lênin tiếng anh mới” pdf chế thông làm tvu trắc nghiệm tiểu 300 câu hỏi đáp giá cương đầu 13 ueh chiêu neu 256 đâu nâng chất dạy 69-hd/btgtw khai (tài tập) 14 violet tích bách dtu dung tờ đăng ký cáo tin ute chi 06 huấn 2019 chứng đắc vấn sáu infographic hcmute 12 4 vững vàng kiên mục cách mạng lâu 256-qđ/tw quyết 37 thuế khóa trạng iuh 8 ghi 10