Mẫu kế hoạch marketing cụ thể

 Mẫu kế hoạch marketing cụ thể

 Kế hoạch Marketing là gì?

 Trước khi tìm hiểu về định nghĩa kế hoạch marketing hãy cùng tìm hiểu trước về khái niệm Marketing là gì? Theo Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn thông qua trao đổi.

 

 Đây là một hoạt động thiết yếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và là một yếu tố quan trọng. Mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm và phát triển tối đa nhất để tồn tại lâu dài trên thị trường.

 

 Kế hoạch marketing (Marketing Plan) là một kế hoạch chi tiết bao gồm các hoạt động marketing được hoạch định rõ ràng. Giúp hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp trong một khung thời gian đã định (tháng/quý/năm).

 Kế hoạch marketing có thể coi là một phần của kế hoạch kinh doanh tổng thể. Một marketing plan cũng cung cấp cách để bạn đo lường kết quả hoạt động của bạn. Nếu không có một kế hoạch, bạn sẽ không thực sự biết liệu chiến dịch có thành công hay không.

 

 Tại sao cần sử dụng kế hoạch marketing?

 Kế hoạch marketing giúp bạn làm rõ mục tiêu và nơi bạn định vị doanh nghiệp của mình trong tương lai. Giúp củng cố chiến lược của bạn.

 

 Sử dụng kế hoạch Marketing giúp:

 

 Xác định được thị trường mục tiêu của bạn. Và hiểu cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu của họ

 Xác định được đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của bạn nghĩ gì về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ

 Định vị được thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Để thị trường mục tiêu của bạn thấy doanh nghiệp của bạn tốt hơn hoặc khác với đối thủ cạnh tranh

 Đặt các mục tiêu và khung thời gian cụ thể. Có thể đo lường được cho các hoạt động tiếp thị của bạn

 Giúp doanh nghiệp bạn vạch ra một chiến lược để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Bao gồm các thông điệp, kênh và công cụ bạn sẽ sử dụng.

 Giúp mọi người trong công ty hành động trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.

 Cách lập kế hoạch marketing

 Phân tích thị trường

 Mọi kế hoạch liên quan đến chiến lược phát triển doanh nghiệp đều phải bao hàm phân tích thị trường. Phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để lập kế hoạch marketing.

 

 Thông tin chung thị trường

 Là những hiểu biết về thị trường mà công ty của bạn đang hoạt động và cạnh tranh. Bản tóm tắt này có thể là tất cả những gì được đọc, vì vậy nó phải ngắn gọn và súc tích. Những thông tin cần phải có thị trường và những thuộc tính của nó bao gồm:

 

 Các yếu tố về nhân khẩu học có liên quan và lối sống.

 Vị trí của khách hàng (địa phương, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế).

 Đánh giá về quy mô thị trường và mức tăng trưởng ước tính của thị trường.

 Xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường.

 Đối thủ cạnh tranh

 Mỗi kế hoạch marketing nên bao gồm 3 đánh giá về những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp của doanh nghiệp:

 

 Họ là ai?

 Những gì họ cung cấp?

 Tốc độ tăng trưởng của họ (nếu biết) và thị phần của họ (nếu biết)?

 Điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ

 Phân tích sản phẩm

 Kế hoạch marketing phải rất rõ ràng về sản phẩm hoặc dịch vụ đang được cung cấp cho thị trường. Bởi vì sản phẩm thúc đẩy việc tạo ra marketing hỗn hợp và chiến lược marketing.

 

 Bạn cũng cần quan tâm đến thang lợi ích tính năng/giá trị (feature-benefit ladder) của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp ra thị trường. Khách hàng chi tiền mua sản phẩm bởi họ muốn nhận về một hoặc nhiều giá trị.

 

 Phân tích SWOT

 Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để liệt kê ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển.

 

 Thông qua phân tích các yếu tố trong môi trường marketing hay thông qua các phương pháp để xác định các cơ hội thị trường. Phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities) và mối đe dọa (threats).

 

 Phân tích SWOT có thể cung cấp thông tin chi tiết mạnh mẽ về các vấn đề tiềm ẩn và quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

 

 Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện phân tích thêm 5C và PEST.

 

 Xây dựng chiến lược

 

 Giai đoạn chiến lược của kế hoạch marketing liên quan đến việc đặt ra mục tiêu. Phân đoạn đối tượng, nhắm mục tiêu và định vị.

 

 mục tiêu tiếp thị

 Mục tiêu Marketing

 

 Mục tiêu marketing là những gì một công ty muốn thực hiện với chiến lược marketing của mình. Điều này đặt nền tảng cho việc xây dựng

 

 Bạn nên lưu ý rằng mục tiêu phải đáp ứng nguyên tắc S.M.A.R.T – cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, thực tế và dựa trên thời gian.

 

 Việc tạo ra các mục tiêu marketing là một trong những bước quan trọng nhất mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Công ty bạn phải biết chính xác nhất có thể những gì muốn đạt được. Trước khi phân bổ bất kỳ nguồn lực nào cho nỗ lực marketing.

 

 Thị trường mục tiêu

 

 Định vị nhằm phản ánh các quyết định được đưa ra về cách một công ty có kế hoạch đưa doanh nghiệp của mình vào trong tâm trí khách hàng/người tiêu dùng.

 

 Một số câu hỏi về cách tiếp cận để định vị:

 

 Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn có giá cao hơn hay giá thấp hơn đối thủ?

 Công ty của bạn lựa chọn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hay chất lượng trung bình?

 Thời gian giao hàng cho khách hàng nhanh hơn, chậm hơn hay giống như các đối thủ?

 Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định vị mà bạn nên xem xét. Nhưng cách tiếp cận được chọn phải là phương pháp hướng công ty hoặc thương hiệu tới điều tốt nhất.

 

 Một chiến lược định vị tốt sẽ đến từ hiểu biết vững chắc về thị trường. Khách hàng và cạnh tranh vì kiến ​​thức này sẽ cung cấp cơ sở để so sánh công ty bạn với những công ty khác.

 

 Định vị

 Một số câu hỏi về cách tiếp cận để định vị:

 

 Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn có giá cao hơn hay giá thấp hơn đối thủ?

 Công ty của bạn lựa chọn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hay chất lượng trung bình?

 Thời gian giao hàng cho khách hàng nhanh hơn, chậm hơn hay giống như các đối thủ?

 Mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới

 Mẫu kế hoạch Marketing Online cho 1 sản phẩm là một bước không thể thiếu trong một bản kế hoạch kinh doanh cho một doanh nghiệp. Đối với một Marketer “lành nghề”, đây vẫn là một công việc “khó nhai”. Chứ không kể gì đến những người vừa chập chững vào nghề.

 

 Chính vì hiểu những nỗi khó khăn của đó của những Marketer trẻ – vừa bước đầu vào thế giới Marketing Online. LeadUp đã đưa ra bài viết này. Bài viết với nhiệm vụ chính là cung cấp những thông tin cần thiết. Mà Marketer cần biết khi xây dựng bản kế hoạch Marketing online cho doanh nghiệp.

 Đối với những Marketer trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tốt nhất bạn vẫn nên theo quy trình cụ thể để đưa ra được mẫu kế hoạch marketing online cho 1 sản phẩm. Việc này giúp tiết kiệm thời gian. Đồng thời giúp Marketer tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc trong việc lập kế hoạch.

 

 Bước 1: Đưa ra mục tiêu chính của chiến dịch Marketing Online

 Bất kể công việc gì, đều phải có mục tiêu. Khi bạn đưa ra được mục tiêu cho chiến dịch Marketing Online, bạn đã hoàn thành được phần lớn việc cần làm trong một mẫu kế hoạch Marketing Online cho 1 sản phẩm.

 

 Vậy làm sao để tìm ra đúng mục tiêu cho chiến dịch? Thường thì ít khi có một chiến dịch Marketing Online mà chỉ có duy nhất 1 mục tiêu mà sẽ là hai hoặc ba mục tiêu ví dụ như: Tăng doanh số Bán hàng Online, Tăng tương tác trên Facebook, Tăng traffic từ Google Ads,…

 

 Tốt nhất, hãy lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART:

 mẫu kế hoạch marketing online cho 1 sản phẩm

 (Sử dụng Mô hình SMART để thiết lập mục tiêu trong mẫu kế hoạch Marketing Online cho 1 sản phẩm.)

 Specific: Cụ thể rõ ràng. Nếu mục tiêu là tăng tương tác, thì kết quả phải là bao nhiêu tương tác, bao nhiêu like, bao nhiêu share. Nếu mục tiêu bán hàng, thì kết quả là bán được thêm bao nhiêu đơn hàng. Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, bạn dễ dàng đưa ra được khối lượng công việc cần thiết cũng như ngân sách cụ thể hơn.

 Measurable: Đo đếm được. Nghiêm cấm những mục tiêu theo dạng chung chung. Hiện tại bạn đang có công cụ nào, phân tích dữ liệu hiện tại như thế nào rồi hẵng đưa ra mục tiêu.

 Attainable: Có thể đạt được. Không quá “ảo tưởng sức mạnh” khi lập mục tiêu cho kế hoạch Marketing Online. Mục tiêu quá cao chỉ khiến bạn rút cạn ngân khố cũng với đó là hiệu quả chẳng đi đâu đến đâu.

 Relevant: Liên quan đến tầm nhìn chung của doanh nghiệp.

 Time-Bound: Thời gian triển khai và kết thúc. Một mẫu kế hoạch Marketing Online cho sản phẩm không bao giờ được thiếu các mốc thời gian triển khai và kết thúc. Đây chính là “Deadline” nổi tiếng mà người trong giới thường nói đến. Và bạn sẽ phải nỗ lực hết mình để  “chạy deadline” với kế hoạch mà bạn đưa ra.

 Ngoài ra, hãy lên một ngân sách phù hợp nhất cho bản kế hoạch.

 

 Bước 2: Phân tích thị trường, sản phẩm

 A. Phân tích thị trường

 Sản phẩm bạn tốt đến đâu mà bạn không đưa nó đến đúng thị trường có nhu cầu mua. Thì coi như không. Bạn bỏ nhiều tiền quảng cáo, nhưng không có người mua. Bạn “mất cả chì lẫn chài”.

 Phân tích thị trường thường phải ngắn gọn súc tích, đưa ra được những thông tin chính như:

 

 Các yếu tố về nhân khẩu học có liên quan và lối sống.

 Vị trí của khách hàng (địa phương, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế).

 Đánh giá về quy mô thị trường và mức tăng trưởng ước tính của thị trường.

 Xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường.

 B. Phân tích SWOT cho sản phẩm

 mẫu kế hoạch marketing online cho 1 sản phẩm

 (Phân tích SWOT để hiểu rõ hơn về sản phẩm nhằm tăng hiệu quả cho Marketing Online)

 SWOT – vẫn là một trong những mô hình phân tích sản phẩm hữu dụng cho mọi doanh nghiệp. Mô hình này giúp bạn nắm rõ hầu hết các thông tin chi tiết cụ thể nhất về sản phẩm.

 

 Strength: Thế mạnh của sản phẩm

 Weakness: Điểm yếu của sản phẩm

 Opportunity: Sản phẩm này có những cơ hội gì trên thị trường

 Threaten: Hiện tại đang có những trở ngại, khó khăn gì gây khó dễ cho sản phẩm khi đưa ra thị trường.

 C. Phân tích đối thủ

 Ngoài việc hiểu rõ sản phẩm của bạn, nghiên cứu sản phẩm đối thủ cũng sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm bạn có khả năng đánh bật họ bằng yếu tố nào.

 

 Ngoài ra, tìm hiểu rõ hơn về những kênh Marketing Online của đối thủ. Và họ đang làm gì với những kênh đó. Qua những bước tìm hiểu này, biết đâu bạn lại đưa ra một hướng đi mới cho mẫu kế hoạch Marketing Online của mình.

 

 Bước 3: Xây dựng Chiến lược Marketing Online

 A. Định vị khách hàng

 mẫu kế hoạch marketing online cho 1 sản phẩm

 (Luôn luôn phân tích kỹ càng tệp khách hàng đối tượng mục tiêu)

 Hãy từ phần phân tích thị trường ở phía trên hãy đưa ra một tập khách hàng mục tiêu của chiến dịch. Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần có khi muốn xây dựng chiến dịch Marketing Online:

 

 Họ đang gặp khó khăn gì? Sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề gì của họ?

 Họ thường sử dụng những kênh online nào và thời gian sử dụng trong khoảng nào?

 Ngôn ngữ, văn hóa, và phong cách của khách hàng mục tiêu

 Có những chủ đề về cuộc sống và công việc mà họ quan tâm đến?

 Đây chỉ là phần cơ bản, dần dần trong suốt chặng đường triển khai chiến dịch, bạn sẽ còn khám phá thêm nhiều nhu cầu ẩn sâu bên trong (customer insights) và hành vi khách hàng và từ đó tối ưu chiến dịch.

 

 B. Chiến lược sử dụng các kênh quảng bá Online

 Bạn đã có được thông tin về khách hàng mục tiêu? Bây giờ sẽ chính là lúc bạn sử dụng nó để đưa ra những chiến lược hợp lý nhất để thu hút họ.

 

 Hiện nay các kênh quảng bá Online thường gặp sẽ là các kênh:

 

 Quảng cáo mạng xã hội (như Facebook, Instagram, Zalo..)

 SEO trên công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc,.)

 Quảng cáo trên trang tìm kiếm (Google, Cốc Cốc)

 Email Marketing, Automation email..

 Mỗi kênh sẽ có điểm mạnh và điểm yếu. Một lời khuyên chân thành là bạn không nên chỉ sử dụng một kênh. Mà hãy kết hợp nhiều kênh Online với nhau. Bởi vì nhờ thế, bạn mới có thể đảm bảo đưa sản phẩm đến mọi nguồn Kênh online được.

 

 Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các công cụ online để hỗ trợ marketing hiệu quả. Các công cụ marketing này giúp bạn giảm rủi ro do lỗi của con người. Và cắt giảm các khâu quản lý phức tạp với những việc lặp đi lặp lại.

 

 C. Đo lường chiến dịch

 Tối ưu và đo lường cũng là một phần không thể thiếu trong mỗi mẫu kế hoạch Marketing Online cho 1 sản phẩm. Thường trong phần này bạn sẽ phân tích những con số kết quả đưa ra từ các kênh quảng bá.

 

 Ví dụ: Nếu chiến dịch tăng tương tác trên Facebook thì bạn sẽ phải quan tâm đến các chỉ số: Like, Share, Comment. Còn nếu chiến dịch bán hàng thì sẽ cần đến CTR, CPC, Conversion Rate,…

 

 Tùy thuộc vào mục tiêu chiến dịch mà bạn sẽ phải có phương pháp đo lường và tối ưu thích hợp cho nó.

 

 Mẫu kế hoạch Marketing online cho 1 sản phẩm

 Dưới đây LeadUp xin đưa ra mẫu kế hoạch Marketing Online mà Marketer mới vào nghề có thể dễ dàng áp dụng.

 

 Đây là bản kế hoạch bao gồm các quyết định cốt lõi, định hướng cho Marketing Online nhằm đạt được mục tiêu. Chúng ta còn có các bản kế hoạch phân cấp nhỏ hơn và chi tiết hơn: kế hoạch thực hiện cho từng công cụ.

 

 

  

  

  

  

 Tag: marketing online download digital cụ sản vinamilk excel sữa đậu nành vinasoy facebook content pdf bảng dịch offline b2b dược quán cafe email bệnh viện sạn trade spa shop trang cà phê mỹ website mục tiêu dự phòng dầu gội án th true milk hảo ngoại ngữ atlanta khung ty giày nike khám tuyển kinh đô plan bán lẻ triển khai bày 4p gạo hoa khu vực chỉnh truyền nhà năm nội dung sinh điện máy xanh