Mô hình quản trị công ty cổ phần

 Mô hình quản trị công ty cổ phần

 1. Mô hình quản trị công ty cổ phần (CTCP)

 Trong Luật doanh nghiệp 1999, qui định về CTCP là phần quy định chặt chẽ nhất, chi tiết nhất. Tuy nhiên, với Luật doanh nghiệp 2005, các quy định này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn và tiến gần hơn tới các chuẩn mực chung của thế giới về quản trị CTCP. Khung quảng trị CTCP được hoàn thiên hơn, rõ ràng hơn và bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa quyền và lợi ích của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số, xác định rõ hơn các nghĩa vụ của ngươi quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và GĐ/TGĐ, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng, quy định rõ điều kiện, và tiêu chuẩn của các chức danh quản lý trong công ty, tăng thêm quy định về công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý, nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát… Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể về bộ máy quản lý CTCP theo qui định của Luật DN 2005.

 Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005 quy định mô hình quản trị CTCP như sau:

 “Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.”

 Như vậy, theo Luật doanh nghiệp 2005, cơ cấu tổ chức quản lý CTCP được thiết kế theo một trong hai mô hình sau:

 Mô hình 1: Mô hình (phải) có Ban kiểm soát

 Presentation1

 Mô hình 2Mô hình không có (không bắt buộc) Ban kiểm soát

  Presentation1Đối với mô hình 1, việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát. Về mặt lý thuyết, đây là mô hình truyền thống và điển hình của các CTCP[1]. Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả trong trường hợp CTCP mang tính “đại chúng”, tức là có sự tham gia đông đảo của các cổ đông khác nhau. Trong những trường hợp khác, bộ máy này sẽ trở nên cồng kềnh, khiên cưỡng. Có lẽ xuất phát từ cách nhìn nhận đó mà Luật doanh nghiệp 2005 quy định đối với những CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân phải có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 thì cả trong trường hợp CTCP có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì cũng bắt buộc phải có BKS. Đây là một điểm mới và khác biệt của Luật doanh nghiệp 2005 so với luật DN 1999.

 Theo Luật doanh nghiệp 1999 (Điều 69), việc xác định CTCP có bắt buộc phải có BKS hay không là (chỉ) căn cứ vào yếu tố “số lượng” cổ đông, theo đó đối với CTCP có trên 11 cổ đông thì phải có BKS. Tuy nhiên, trong Luật doanh nghiệp 2005 (Đ95), việc xác định tính bắt buộc phải có BKS trong CTCP phụ thuộc vào một trong hai yếu tố sau:

 – Yếu tố số lượng, theo đó CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân phải có BKS. Ở đây, cũng có điểm khác với Luật DN 1999, yếu tố số lượng chỉ tính đối với cổ đông là cá nhân mà thôi.

 – Yếu tố sở hữu cổ phần công ty, theo đó CTCP có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có BKS. Như vậy, yếu tố sở hữu cổ phần công ty trong việc bắt buộc phải có BKS chỉ đặt ra đối với cổ đông là tổ chức.

 Cũng xin lưu ý là, trong hai yếu tố trên, thì chỉ cần CTCP có một trong hai yếu tố đó thì đã rơi vào trường hợp bắt buộc phải có BKS mà không cần phải có cả hai yếu tố cùng một lúc.

 Đối với yếu tố thứ nhất không phức tạp lắm trong việc xác định CTCP có phải cổ đông sáng lập BKS hay không, vì chỉ đơn thuần căn cứ vào số lượng các cổ đông là cá nhân. Tuy nhiên, yếu tố thứ hai phức tạp hơn, một phần vì do điều luật quy định không cụ thể. Điều luật chỉ nói “hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty” mà không nói rõ là 1 tổ chức hay nhiều tổ chức trong trường hợp này[2]. Theo chúng tôi, việc điều luật chỉ nói là “cổ đông” và không nói rõ là 1 hay nhiều cổ đông, do đó không có cơ sở để xác định là 1 cổ đông mà không phải là nhiều cổ đông hoặc ngược lại. Vì vậy, theo chúng tôi ở đây có thể hiểu là một cổ đông trong trường hợp công ty chỉ có một cổ đông là tổ chức (đồng thời có thêm từ 2 đến 11 ho?c nhi?u hon các cổ đông là cá nhân) và chính cổ đông này sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty, khi đó công ty này bắt buộc phải có BKS. Mặt khác, cũng có thể hiểu là nếu công ty có nhiều cổ đông là tổ chức và tổng số cổ phần của các cổ đông này nắm giữ chiếm trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì cũng đòi hỏi công ty ph?i lập Ban kiểm soát.

 Xét ví dụ sau đây:

 Công ty cổ phần Bình Minh có 12 cổ đông. Trong đó, có 10 cổ đông là cá nhân và 2 cổ đông là tổ chức. Hỏi, theo qui định của Luật DN 2005, công ty cổ phần Bình Minh có bắt buộc phải thành lập Ban Kiểm soát không?Biết rằng, không có cổ đông nào của công ty sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty, trong đó mỗi cổ đông là tổ chức chỉ sở hữu 30% tổng số cổ phần của công ty.

 Xung quanh tình huống này, tồn tại 2 quan điểm sau đây:

 – Quan điểm 1, công ty Bình Minh bắt buộc phải có BKS vì tổng số cổ phần của 2 cổ đông là tổ chức là 60% (> 50%).

 – Quan điểm 2, công ty Bình Minh không bắt buộc phải có BKS vì không có 1 cổ đông là tổ nào sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty, trong khi đó số lượng các cổ đông là cá nhân cũng không vượt quá 11 cổ đông. Quan điểm này cho rằng thuật ngữ “cổ đông là tổ chức” trong Điều 90 phải hiểu là “1 cổ đông tổ chức” mà thôi, và chính cổ đông này phải sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty.

 Như đã phân tích, vì điều luật chỉ nói “có cổ đông là tổ chức”, nên có thể hiểu là 1 hoặc nhiều cổ đông là tổ chức, miễn là 1 hoặc nhiều cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì lúc đó công ty bắt buộc phải có BKS. Do đó, chúng tôi ủng hộ quan điểm 1 nêu trên.

 Ngoài ra, đối với các CTCP thuộc các trường hợp hợp sau đây vẫn có thể thành lập BKS phù hợp với nhu cầu quản trị công ty (nghĩa là không bắt buộc như các trường hợp trên):

 – CTCP ch? có cổ đông là cá nhân và số lượng không vượt quá 11 cổ đông;

 – CTCP vừa có cổ đông là cá nhân, vừa có cổ đông là tổ chức, trong đó số lượng cổ đông là cá nhân không vượt quá 11 cổ đông và 1 ho?c các cổ đông là tổ chức không sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty.

 Xét ví dụ, CTCP Bình Minh có 15 cổ đông, trong đó có 10 cổ đông là cá nhân và 5 cổ đông là tổ chức. Số cổ phần của 5 cổ đông là tổ chức này cộng lại không vượt quá 50% tổng số cổ phần của công ty. Trường hợp này, Luật doanh nghiệp 2005 cũng không bắt buộc công ty phải lập BKS, bởi nếu xét về số lượng (tiêu chí số lượng chỉ áp dụng đối với cổ đông là cá nhân) không thoả mãn vì không vượt quá 11 cổ đông là cá nhân, còn nếu xét về tiêu chí tỷ lệ sở hữu cổ phần (tiêu chí này chỉ áp dụng đối với cổ đông là tổ chức) thì cũng không thoả mãn vì tổng số cổ phần của các cổ đông là tổ chức không vượt quá 50% như đã nói.

 Chế định BKS được xây dựng (khác với BKS trong công ty nhà nước) độc lập với cơ quan quản lý, nhưng nó hoàn toàn không có thẩm quyền can thiệp vào các quyết định của cơ quan quản lý. Tuy vậy, Luật doanh nghiệp 2005 phân bổ thẩm quyền khá rõ rệt giữa ĐHĐCĐ, là cơ quan quyền lực cao nhất, HĐQT – là cơ quan quản lý và GĐ/ TGĐ – là cơ quan điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Sau đây chúng ta nghiên cứu cụ thể các cơ quan này trong CTCP.

 2. Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)

 Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp. Theo Luật công ty 1990, ĐHĐCĐ có ba loại: Đại hội đồng thành lập, Đại hội đồng thường niên và Đại hội đồng bất thường. Tuy nhiên, theo Luật DN 1999 và Luật doanh nghiệp 2005, ĐHĐCĐ chỉ bao gồm ĐHĐCĐ thường nhiên và ĐHĐCĐ bất thường (Điều 97.1), không thấy Luật nói đến ĐHĐCĐ thành lập công ty. Có lẽ vì các CTCP thành lập theo luật DN 1999 và Luật doanh nghiệp 2005 là theo thủ tục đăng ký kinh doanh, sau khi được cấp Giấy CNĐKKD, nghĩa là khi đó CTCP đã được thành lập. Luật DN chỉ điều chỉnh về tổ chức, quản lý CTCP từ sau khi có Giấy CNĐKKD, còn quá trình trước khi thành lập công ty, các cổ đông sáng lập có trách nhiệm làm những việc cần thiết để đăng ký kinh doanh, do đó trong Luật DN không d? c?p d?n vấn đề Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty.

 

 tag: hệ   vinamilk   tài   sản   bằng   excel   tnhh   tiền   bạc   gì   đa   quốc   chuyên   khách   sạn   mềm   ngân   thương   mại   yg   toán   tư   ai   đầu   &   cảng   lokaport   đường   thủy   hưng   yên   nguyên   tắc   nợ   chiến   lược   du   lịch   tiểu   luận   pháp   may   việt   sách