Nhà đầu tư thiên thần là gì

 Nhà đầu tư là gì

 Nhà đầu tư là người tham gia vào một hay nhiều vụ đầu tư dưới các hình thức khác nhau.

 Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức. Phần lớn các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đầu tư đều nhằm thu về lợi ích kinh tế, đó là hoạt động đầu tư kinh doanh, sản xuất. Một số ít hơn, thường là đơn vị thuộc nhà nước, đầu tư công cộng nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, như việc xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi.

 Cụm từ này còn được dùng trong ngành tài chính nhằm miêu tả một nhóm người hay công ty thường xuyên mua chứng khoán, cổ phiếu hay trái phiếu để có được lãi tài chính đánh đổi cho việc cung cấp vốn để phát triển một công ty nào đấy.

 Cụm từ này cũng áp dụng cho những cá nhân hay tổ chức mua và nắm giữ các tài sản trong một thời gian dài với phân tích và nhận định sẽ có được lãi vốn, không vì thu nhập ngắn hạn.

 Để định nghĩa rõ hơn về nhà đầu tư, có thể tham khảo thêm định nghĩa của Benjamin Graham về đầu tư: “Hoạt động đầu tư là một quá trình, thông qua phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng, có thể đảm bảo an toàn vốn và thu lời thỏa đáng. Tất cả những hoạt động không đáp ứng được những yêu cầu trên là đầu cơ.”

 Nhà đầu tư thiên thần là gì

“Nhà đầu tư thiên thần” hay “nhà đầu tư mạo hiểm” đang ngày càng trở thành thuật ngữ phổ biến trong giới khởi nghiệp, dùng để chỉ những cá nhân, tổ chức giàu có, có khả năng cấp vốn cho một doanh nghiệp thành lập, và thông thường để đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty.
Hầu hết những người khởi nghiệp kinh doanh đều cho rằng nhà đầu tư thiên thần chính là lời giải tối ưu cho những khó khăn mình đang gặp phải, nhất là trong bài toán tài chính. Thế nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy!
Image for post
1.Đến không chỉ vì tiền, nhưng rời đi là vì tiền
Thông thường, các nhà đầu tư thiên thần quan tâm nhiều nhất đến 2 vòng gọi vốn đầu tiên (gọi vốn mồi) với mức độ đầu tư trong khoảng 100.000–500.000 USD (ở Việt Nam, con số này khoảng 10.000–100.000 USD). Lúc này, quyền lợi của nhà đầu tư khá ít, thường chỉ từ 5–10% cổ phần trong khi sự cố vấn họ mang đến cho startup rất lớn, vì hầu hết các nhà đầu tư thiên thần thường là người có kinh nghiệm trong những lĩnh vực liên quan đến kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư thiên thần nào cũng tìm kiếm những tiêu chí giống nhau. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư thiên thần theo chủ nghĩa lạc quan bị thu hút bởi việc hiện thực hóa những ý tưởng hay ho, thì tiềm năng về phát triển công nghệ môi trường lại là mục đích của nhiều cá nhân.
Đối với các nhà đầu tư “thiên thần” theo chủ nghĩa kinh tế, đầu tư với kì vọng là sẽ nhận được nhiều hơn chứ không phải chỉ thu hồi được vốn ban đầu. Họ mong đợi số tiền đầu tư của mình sẽ sinh lời, thậm chí còn nhiều hơn so với việc đầu tư vào chứng khoán.
Thế nhưng, bất kể lý do ban đầu thôi thúc các nhà đầu tư rót vốn là gì, thì điều khiến họ ra đi hầu hết là vì tiền. Và, chữ “tiền” này thường được có một vài cách diễn giải hoa mỹ hơn, đó là Không đủ mức độ tăng trưởng — Một số startup rất tốt có thể tăng trưởng từ mức 0 đến một triệu, thậm chí hai triệu đô la cho doanh thu hàng năm trong vòng 3 năm. Đó là mức tăng trưởng đủ để những người sáng lập cảm thấy ổn, nhưng chưa đủ để khiến một startup trở thành một thương vụ hứa hẹn để có thể mang lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư.
Image for post
2. Không hứng thú với những câu chuyện khởi nghiệp
Khi nhà đầu tư thiên thần đã chịu ngồi nghe bạn thuyết trình, điều đó có nghĩa là họ nhận thấy ý tưởng khởi nghiệp của bạn có điểm gì hay ho. Tuy nhiên, đừng nhẫm lẫn rằng họ hứng thú với câu chuyện khởi nghiệp của cá nhân bạn, vì họ chắc chắn đang nghĩ những điều sau đây.
“Công ty của bạn đang được đánh giá cao quá.” Các nhà đầu tư thường có xu hướng than phiền rằng doanh nghiệp khởi nghiệp đang đứng thuyết trình trước mặt họ đã được đánh giá quá cao. Trong khi đó, một sai lầm mà giới doanh nhân khởi nghiệp hay mắc là họ một mực tin rằng ý tưởng của họ đáng giá cả triệu đô la.
“Các bạn không hề có chiến lược phát triển dài hạn nào cả.” Các nhà đầu tư không chỉ muốn biết rằng số tiền mà họ bỏ ra sẽ được thu về như thế nào mà họ còn muốn được bảo đảm rằng về lâu dài họ sẽ có lợi nhuận nữa. Nếu không đưa ra được chiến lược phát triển tiếp theo nào, các nhà đầu tư có thể sẽ ngầm hiểu rằng nếu họ rót tiền cho doanh nghiệp của bạn, có thể đó chỉ là một việc làm từ thiện hoặc vì một mục tiêu cao cả nào đó chứ họ sẽ chẳng thu về đồng lợi nhuận.
“Tôi được lợi gì trong đây?”
3. Không còn là thiên thần khi tham gia vào cuộc chơi.
Sự tham gia của các nhà đầu tư thiên thần mang đến nhiều thuận lợi cho startup: Bớt đi gánh nặng tài chính, biết cách xây dựng doanh nghiệp một cách bài bản hơn và gia tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ… Tuy nhiên, chỉ ở những vòng gọi vốn đầu tiên, các nhà đầu tư mới thường cho đi nhiều hơn nhận lại.
Khi số tiền rót vốn càng tăng lên, thì sự can thiệp sâu hơn của các nhà đầu tư là chuyện khó tránh khỏi, dẫn đến những khó khăn do “va chạm” đối với cả hai phía. Chẳng hạn như sự bất đồng về định hướng sản phẩm, tranh chấp quyền điều hành và quyền sở hữu, hay những bất đồng về mục tiêu giữa các cổ đông… Đồng thời, startup cũng sẽ phải chịu áp lực về doanh thu, lợi nhuận vì nhà đầu tư luôn đặt mục tiêu rõ ràng cho từng quý, từng năm. Vì vậy, muốn đi đường dài với nhà đầu tư, startup phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho những vấn đề đó.
Chưa kể, nhà đầu tư luôn có tham vọng thôn tính lĩnh vực mà mình đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận kỳ vọng giống như bố mẹ nuôi luôn muốn nuôi những đứa con có tương lai. Nên khi gọi vốn đầu tư (cho con mình đi làm con nuôi) doanh nghiệp đã biết điều đó và phải chấp nhận rủi ro bị thôn tính.
Dù thực tế là vậy, startup vẫn không nên có cái nhìn bi quan về các nhà đầu tư thiên thần. Họ có thể mang đến nguồn vốn mồi cho startup một cách dễ dàng hơn so với các quỹ đầu tư mạo hiểm, miễn là startup có đủ tầm nhìn và khả năng đáp ứng lợi ích của họ.Do đó, điều quan trọng là phải lường trước rủi ro và mặt trái của vấn đề, chủ động tìm kiếm và chọn lựa kỹ lưỡng các nhà đầu tư thay vì chờ đợi sự giúp đỡ khi đến bước đường cùng.
Gọi vốn chỉ là điểm bắt đầu, không phải là đích đến của một chặng đường dài. Việc startup thường xem nhà đầu tư giống như phao cứu sinh sẽ khiến họ trở nên phụ thuộc, mất dần giá trị và hụt hơi trên con đường khởi nghiệp.
tag: tiếng anh hồng hà vimefulland khang điền freeland hưng thịnh goldmark city lâm sunshine group long chung cư carina gs