Những Câu Chuyện Ý Nghĩa Về Thành Công

 Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi thất bại. Nếu có thể đứng lên từ thất bại, kiên trì theo đuổi mục tiêu, tương lai chắc chắn sẽ thành công. Nhưng kiên trì nói thì dễ nhưng thực hiện rất khó. Dưới đây là một số câu chuyện nhỏ chứa đựng đạo lý, mang đến những cảm nhận khác nhau.

Câu chuyện sâu sắc về con đường thành công

 Có một người rất nghèo và khổ cực. Một người nhà giàu nhìn thấy đáng thương liền muốn giúp đỡ. Người giàu có đưa cho anh ta một con bò, chúc anh khai hoang tốt, đợi mùa xuân đến gieo hạt giống, mùa thu là có thể thoát nghèo rồi.

 Người nghèo cảm thấy hi vọng trong lòng, bắt đầu phấn đấu. Nhưng chỉ sau vài ngày, bò muốn ăn cỏ, người muốn ăn cơm, cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước.

 Người nghèo bèn nghĩ thà rằng bán bò đi, mua mấy con dê. Trước tiên giết một con để ăn, còn lại để nuôi cho nó sinh con, đợi nó lớn lên rồi cầm đi bán. Như thế kiếm được nhiều tiền hơn.

 Người nghèo tiến hành theo kế hoạch. Sau khi ăn hết một con dê, những con dê còn lại rất chậm sinh con, cuộc sống lại gặp khó khăn. Thế là anh không nhịn được lại giết thịt một con.

 Người nghèo nghĩ: “Tiếp tục như vậy không được. Không bằng đem dê bán đi, mua thành gà. Gà đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể lập tức bán được tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp.”

 Người nghèo lại thực hiện theo kế hoạch. Nhưng rồi thời gian trôi qua cũng không có thay đổi, gặp khó khăn, nhịn không được liền giết gà, cuối cùng chỉ còn lại một con. Lý tưởng của người nghèo hoàn toàn sụp đổ.

 Người nghèo thất vọng: “Làm giàu thật khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho no nê. Mọi việc không còn lo lắng.”

 Mùa xuân đến rất nhanh. Người giàu có hào hứng mang hạt giống cho người nghèo nhưng nhìn thấy người nghèo đang uống rượu với dưa muối, bò cũng không còn, trong nhà vẫn nghèo rớt mồng tơi như trước đây.

 Người giàu quay đi, người nghèo vẫn cứ tiếp tục.

 Rất nhiều người nghèo đã từng mơ ước, thậm chí có cơ hội và hành động nhưng họ không kiên trì đến cùng.

 Một nhà đầu tư nói bí quyết thành công của mình là: “Lúc không có tiền, cho dù khó khăn cũng nên tiết kiệm và đầu tư. Áp lực sẽ khiến bạn tìm được phương pháp kiếm tiền mới, giúp bạn trả hết nợ. Đó là một thói quen tốt.”

 Tính cách hình thành thói quen, thói quen quyết định thành công.

 •    Người càng sâu sắc: Càng trầm tĩnh đơn giản.

 •    Người càng nông cạn lạnh nhạt: Càng táo bạo bất an.

 •    Kẻ mạnh: Không phải là không có nước mắt mà là kìm nén nước mắt không rơi.

 •    Kẻ yếu: Không phải ở vẻ bề ngoài mà là ở tinh thần suy sụp.

Câu chuyện 2: Con ngựa chờ làm nghiệp lớn

 Có một con thiên lý mã trẻ tuổi, đang đợi Bá Nhạc đến phát hiện ra nó.

 •    Thương gia đến, nói: “Bạn sẵn lòng đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: :”Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo thương gia vận chuyển hàng hóa được?”

 •    Binh lính đến, nói: “Bạn có muốn đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, một binh sĩ bình thường sao có thể phát huy hết khả năng của tôi?”

 •    Thợ săn đến, nói: “Bạn sẵn sàng đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo hầu thợ săn?”

 Ngày qua ngày, năm qua năm, con ngựa vẫn chưa tìm được cơ hội lý tưởng cho mình.

 Rồi một ngày, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm kiếm thiên lỹ mã. Thiên lý mã gặp được khâm sai đại thần, nói: “Tôi chính là thiên lý mã mà ông muốn tìm.”

 Khâm sai hỏi: “Bạn có thông thuộc đường đi trên đất nước chúng ta không?”, Ngựa lắc đầu.
“Bạn đã từng ra trận, có kinh nghiệm tác chiến chưa?”, Ngựa lắc đầu

 Khâm sai lại hỏi: “Tôi có thể dùng bạn vào việc gì?”

 Ngựa trả lời: “Tôi có thể một ngày đi được một nghìn dặm, một đêm đi được 800 dặm”

 Khâm sai đại thần cho ngựa chạy thử một đoạn đường. Ngựa cố gắng hết sức chạy tiến lên phía trước, nhưng chỉ được vài bước nó đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.

 “Bạn già rồi, không dùng được!”, nói xong khâm sai liền bỏ đi.

 Bạn thân mến, hôm nay những nỗ lực dường như bình thường của bạn đều là tích lũy cho tương lai. Mỗi một lần kinh nghiệm, một lần không vui, bị từ chối đều đặt nền móng cho thành công sau này. Không phải chờ đến lúc già, không chạy nổi nữa mới hối hận.

 Bằng cấp không có nghĩa là có năng lực, văn bằng không có nghĩa là có văn hóa, quá khứ huy hoàng chỉ là lịch sử để nhớ lại. Vì vậy, ngày hôm qua như thế nào không quan trọng, quan trọng là hôm nay ra sao, ngày mai sẽ thế nào!

 Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng chỉ cần nỗ lực, kiên trì vượt qua thì nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp!

5 câu chuyện ngắn khiến bạn tỉnh ngộ về thành công

 Câu chuyện 1

 Trên đường về nhà, hai cha con nọ nhìn thấy một chiếc ô tô rất sang trọng.

 Người con nói với cha mình bằng giọng điệu khinh thường: “Cha nhìn xem, những ai đi loại xe này chắc chắn đều là những người trong đầu không có học vấn!”

 Người cha bình thản trả lời: “Con trai, những ai nói lời này, chắc chắn trong túi không có tiền!” Bài học rút ra: Nhận định của bạn về một sự việc nào đó, phản ánh thái độ thật bên trong của bạn.

 Câu chuyện 2

 Sau bữa tối, mẹ và con gái cùng nhau rửa bát, còn cha và con trai ngồi xem TV trong phòng khách. Bỗng nhiên có âm thanh bát đĩa bị vỡ truyền ra từ nhà bếp, sau đó mọi thứ chìm vào im lặng. Con trai nhìn cha mình và nói:

 – Nhất định là mẹ làm vỡ rồi.

 – Sao con biết?

 – Không nghe thấy mẹ mắng. Bài học rút ra: Chúng ta thường dùng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá bản thân và người khác, dẫn đến nghiêm khắc với người khác, khoan dung cho chính mình.

 Câu chuyện 3

 Có hai nhóm du lịch đi đến Bán đảo Izu ở Nhật Bản, điều kiện đường xá rất xấu vì có nhiều ổ gà ở khắp mọi nơi.

 Hướng dẫn viên của nhóm 1 liên tục than phiền con đường này y như một người nào đó bị rỗ mặt.

 Còn hướng dẫn viên của nhóm 2 lại nói với khách du lịch bằng giọng điệu đầy chất thơ: “Con đường mà hiện tại chúng ta đang đi chính là đại lộ Izu vang danh với những lúm đồng tiền duyên dáng.”

 Bài học rút ra: Mặc dù cùng một kiểu tình huống, nhưng suy nghĩ khác nhau sẽ tạo ra thái độ khác nhau. Suy nghĩ là một điều vô cùng tuyệt vời, muốn đi về hướng bi quan hay lạc quan, quyền quyết định thuộc về bạn.

 Câu chuyện 4

 Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, chồng cô đứng bên cạnh liên tục cằn nhằn: “Em làm chậm một chút, cẩn thận! Em để lửa lớn quá rồi. Em mau lật cá đi, chậc, em đổ dầu nhiều quá rồi!”

 Người vợ bực mình nói rằng: “Em tự biết cách nấu.”

 Chồng cô bình tĩnh trả lời: “Anh chỉ muốn để em hiểu, cảm giác lúc anh lái xe mà em ngồi cạnh nói không ngớt là như thế nào…”

 Bài học rút ra: Không khó để học cách cảm thông cho người khác, chỉ cần bạn bằng lòng đứng ở vị trí của họ để xem xét vấn đề một cách nghiêm túc.

  

 Câu chuyện 5

 Với một chiếc ổ khóa lớn và kiên cố, cho dù lấy một thanh sắt và phải tốn rất nhiều công sức cũng không thể mở nó ra. Nhưng khi có được chìa khóa, hình dáng mỏng manh ấy được tra vào ổ, chỉ cần xoay nhẹ, chiếc khóa lớn liền được mở ra.

 Bài học rút ra: Trái tim của mỗi người giống như cánh cửa bị khóa chặt, bạn không thể mở nó bằng một thanh sắt cho dù thanh sắt đó to lớn thế nào. Chỉ có sự quan tâm chân thành, chúng ta mới có thể biến mình thành một chiếc chìa khóa tinh tế đi vào trái tim của người khác.

Các câu chuyện giúp thay đổi tư duy dẫn đến thành công

 Vàng hay bùn, thứ nào giá trị hơn?

 Một cao tăng hỏi: Anh cho rằng một hạt vàng và một đống bùn, thứ gì tốt hơn?

 Người cầu đạo đáp: “Tất nhiên là vàng rồi!”

 Vị cao tăng mỉm cười, nói tiếp: “Vậy nếu anh là một hạt giống thì sao?”

 Lời bình: Trên thế giới này không có cái gì là xấu, tốt tuyệt đối. Chỉ cần phù hợp với bạn sẽ là tốt nhất.

 Gạo vẫn là gạo

 Một thanh niên thỉnh giáo vị đạo sĩ: “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, cũng có người mắng con là ngốc nghếch, ý kiến của thầy thế nào ạ?”

 “Vậy con đánh giá mình thế nào?” – vị đạo sĩ hỏi lại.

 Người thanh niên nọ vẻ mặt ngơ ngác.

 “Ví dụ một cân gạo, trong mắt người làm bánh thì nó là bánh nướng, trong mắt người nấu rượu thì nó là rượu, trong mắt người ăn xin thì đó là một bữa cơm cứu mạng. Còn gạo thì vẫn là gạo mà thôi.”

 Đạo sĩ nói đến đây, người thanh niên mới như vỡ ra nhiều điều.

 Lời bình: Cách bạn đánh giá bản thân mình có vai trò quyết định đến giá trị của chính bạn.

 Một cốc nước và một hồ nước

 Đạo trưởng có một đệ tử thường hay oán than. Một hôm, ông bỏ muối vào một cốc nước và bảo người đó uống.
Đệ tử nói: “Mặn đến phát đắng.”

 Vị đạo trưởng tiếp tục bỏ nhiều muối hơi vào hồ nước và bảo đệ tử thử lại. Sau khi uống xong, người này nói: “Nước rất tinh khiết và ngọt”.

 Lúc này, vị đạo trưởng mới nói: “Đời người, đau khổ chính là muối, vị mặn ngọt của nó được quyết định bởi thứ vật dụng chứa nó.”

 Lời bình: Những người thường hay ca thán, oán trách thế giới, hãy xem lại liệu có phải trái tim của mình quá hẹp hòi?

 Bọ cạp và thiền sư

 Một vị thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp rơi xuống nước, ông quyết định sẽ cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào, thiền sư đã bị con vật kẹp vào tay.

 Thiền sư không vì sợ hãi mà từ bỏ ý định, tiếp tục đưa tay ra vớt con bọ cạp lên nhưng ông vẫn bị tấn công.

 Thấy vậy, một người đứng cạnh mới hỏi: “Nó đã kẹp vào tay ông như vậy, sao ông còn cố cứu nó?”

 “Kẹp người là thiên tính của bọ cạp còn thiện là thiên tính của tôi. Tôi nào có thể vì thiên tính của nó mà từ bỏ thiên tính của mình.” – thiền sư đáp.

 Lời bình: Thà chấp nhận thiệt thòi đau khổ chứ không thể dễ dàng thay đổi sự lương thiện trong nội tâm. Đây chính là cái gọi là từ bi bác ái của vị thiền sư.

  

  

  

  

 Tag: truyện zombie đinh tranh thây ma tiếng amazon apple amway eng breaking chia sẻ viết tỷ phú doanh ngỗ ngáo vietsub facebook whole food google khởi việt nam kfc marketing & 60 oriflame phim nàng ngổ nữ samsung chiều xmen yêu zara phạm vượng coca cola charles and keith nám jack nghiên thị trường đời phố ve kể phi nghệ thuật audio boss lão đọc ngôn full tước dị dịch giả fangirl giao nguyền chữ hậu cung ly hôn xuyên tiểu thư khuynh ngoại minh lan ngược review sstruyen siêu sở kiều chi ngụ luôn chịu nhiệm xảy