Những sai phạm mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình hoạt động

 Những sai phạm mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình hoạt động

 Trong quá trình hoạt động có thể do vô ý hoặc cố ý mà doanh nghiệp có thể có sai phạm. Dưới đây là một số sai phạm mà doanh nghiệp thường gặp:

 Những sai phạm mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình hoạt động

Trường hợp Lỗi vi phạm Mức phạt
(triệu đồng)
Quy định
Vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. 10 – 15 Khoản 1 Điều 24
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến
30 ngày.
1 – 5 Khoản 1 Điều 25
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến
90 ngày.
5 – 10 Khoản 2 Điều 25
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày
trở lên.
10 – 15 Khoản 3 Điều 25
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp Không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 1 – 2 Khoản 1 Điều 26
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Vi phạm các quy định
về thành lập
doanh nghiệp
Không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục. 2 – 5 Khoản 1 Điều 28
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn. 5 – 10 Khoản 2 Điều 28
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. 10 – 20 Khoản 3 Điều 28
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
– Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;

 – Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

 – Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

20 – 30 Khoản 4 Điều 28
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp – Đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp;

 – Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.

5 – 10 Khoản 1 Điều 29
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Vi phạm quy định về
chế độ báo cáo và
thực hiện yêu cầu của
cơ quan đăng ký
kinh doanh
– Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;

 – Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính các thông tin thay đổi của thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

1 – 5 Khoản 1 Điều 30
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP
– Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm dừng của cơ quan đăng ký kinh doanh;

 – Không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

5 – 10 Khoản 2 Điều 30
của Nghị định 50/2016/NĐ-CP

 nguồn: Thư viện pháp luật