Cấu tạo hệ tiêu hóa
 Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.
 Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần:
-
 Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
-
 Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…
 Quá trình tiêu hóa ở người diễn ra hàng ngày bao gồm nhiều bước. Mỗi bước có đặc điểm riêng, kết hợp chặt chẽ với nhau để hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
 Đặc điểm của hệ tiêu hóa
  Ống tiêu hóa
-
 Miệng:
 Đây là phần đầu tiêu của ống tiêu hóa, chứa đựng nhiều cơ quan có chức năng quan trọng về tiêu hóa và phát âm như răng, lưỡi, tuyến nước bọt.
 Miệng thực hiện các hoạt động đầu tiên của hệ tiêu hóa, đó là nhai và nuốt thức ăn.
-
 Họng (Hầu)
 Họng là điểm đến tiếp theo của thức ăn, từ đây thức ăn di chuyển đến thực quản.
-
 Thực quản
 Thực quản là một ống cơ nối hầu với dạ dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25 – 30cm, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực quản có hình ống.
 Bộ phận này tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ thì thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.
 Thực quản có chức năng chính là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Tiếp theo là các cơ ở miệng thực quản sẽ giãn ra để đón nhận lượng thức ăn này.
 Đối với những thức ăn lỏng dễ tiêu hóa thì tự rơi xuống dạ dày. Còn những chất đặc hơn, khó tiêu hóa hơn thì sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.
-
 Dạ dày
 Dạ dày (còn gọi là bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị. Có chức năng dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp cơ trơn và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở lớp niêm mạc.
 Dạ dày liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4,6- 5,5 lít nước.
 Cấu tạo của dạ dày gồm: Tâm vị, Đáy vị, Thân vị, Môn vị, Thành trước dạ dày, Thành sau dạ dày, Bờ cong vị bé, Bờ cong vị lớn.
 Dạ dày có 2 chức năng chính, đó là co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
 Chức năng của hệ tiêu hóa
 Chức năng miễn dịch
 Khoa học chứng minh, 95% vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường TIÊU HÓA, 5% qua đường HÔ HẤP và đường HẬU MÔN. Đường ruột được cấu tạo đặc biệt để phù hợp với chức năng hấp thụ dinh dưỡng và miễn dịch tự nhiên, gồm các nhung mao và vi nhung mao, tạo nên diện tích tiếp xúc lên đến 40 – 50 mét vuông. Hệ nhung mao kết hợp với hệ vi sinh đường ruột tạo nên một hàng rào bảo vệ tự nhiên ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu. Ngoài ra tại đường ruột có rất nhiều các tế bào miễn dịch (Các Đại Thực Bào, tế bào miễn dịch tự nhiên Natura Killer, các kháng thể Ig A…)
 Có thể nói MIỄN DỊCH ĐƯỜNG RUỘT là pháo đài quan trọng và lớn nhất của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Đường ruột khỏe mạnh bé sẽ hay ăn, ngủ tốt và không ốm vặt.
 Chức năng thải độc
 Nhờ vào cấu trúc đặc biệt của lớp niêm mạc đường ruột. Niêm mạc ruột có khoảng 30 triệu các nhung mao, dưới nhung mao là các vi nhung mao, nó tạo ra bề mặt 40 – 50 mét vuông . Nhung mao kết hợp vơi hệ vi sinh đường ruột tạo thành lớp màng lọc đặc biệt kín kẽ. Nó chỉ cho các chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất có lợi đi qua và ngăn cản các vi khuẩn gây bệnh, các chất độc từ thực phẩm xâm nhập cơ thể.
 Những thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa
 1. Sữa chua
 Sữa chua chứa các men vi sinh, là những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cho hệ đường ruột luôn khỏe mạnh. Probiotic có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.
 Tuy nhiên, không phải tất cả sữa chua đều chứa men vi sinh
 2. Táo
 Táo là loại quả chứa một nguồn pectin phong phú. Đây là một chất xơ hòa tan. Pectin làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa, thường được sử dụng để chữa táo bón và tiêu chảy. Pectin trong táo cũng được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cũng như viêm trong ruột kết.
 táo
 Pectin trong táo có lợi cho tiêu hóa
 3. Thì là
 Thì là thường được sử dụng như một cách tăng thêm hương vị cho thực phẩm. Hàm lượng chất xơ trong thì là giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện đường tiêu hóa. Đồng thời, thì là cũng chứa một chất chống co thắt giúp thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, đau bụng.
 4. Kefir (Nấm sữa)
 Nấm sữa là một loại đồ uống lên men vi sinh như sữa chua, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa đường sữa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nấm sữa làm gia tăng các lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh, cải thiện tiêu hóa và tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
 Nấm sữa cũng giúp giảm viêm trong ruột, tăng cường hơn nữa quá trình tiêu hóa.
 5. Hạt chia
 Hạt chia là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Khi được nạp vào cơ thể, hạt chia hình thành một chất giống như gelatin trong dạ dày. Chất này hoạt động như một prebiotic, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.
 Hạt chia
 Chất xơ trong hạt chia hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.
 6. Trà Kombucha
 Trà Kombucha là một loại trà lên men. Trà Kombucha được lên men bằng cách thêm các chủng vi khuẩn, đường và men vào trà đen hoặc trà xanh. Quá trình lên men có thể diễn ra từ 1 tuần trở lên.
 Một loạt các vi khuẩn sinh học được tạo ra trong quá trình lên men, góp phần cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Ngoài ra, trà Kombucha còn có tác dụng chữa lành vết loét dạ dày.
 7. Đu đủ
 Đu đủ là một trong những loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là papain. Papain góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ các sợi protein.
 Papain cũng có thể làm giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (IBS), chẳng hạn như táo bón và đầy hơi.
 8. Ngũ cốc nguyên hạt
 Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: yến mạch, bánh mì nguyên cám, quinoa,… Để được gọi là ngũ cốc nguyên hạt, chúng phải chứa 100% nhân bao gồm cả cám, mầm và nội phôi nhũ.
 Chất xơ có trong các loại ngũ cốc này có thể giúp cải thiện tiêu hóa theo hai cách:
 Đầu tiên, bổ sung một lượng lớn chất xơ vào phân, làm giảm táo bón
 Thứ hai, một số sợi ngũ cốc hoạt động giống như prebiotic và giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột
 ngũ cốc
 Chất xơ có trong các loại ngũ cốc này có thể giúp cải thiện tiêu hóa
 9. Tempê
 Tempê là một món ăn truyền thống được làm từ đậu nành lên men có xuất xứ từ Indonesia. Tempê phá vỡ đường thông qua vi khuẩn và nấm men. Trong quá trình lên men, một chất chống độc trong đậu nành là axit phytic bị phá vỡ, do đó có thể giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
 Thực phẩm lên men như Tempê là nguồn lợi khuẩn sinh học tốt. Các chế phẩm sinh học tạo ra một lớp lót trong đường ruột để bảo vệ chúng khỏi vi khuẩn có hại. Đồng thời, các nghiên cứu chỉ ra rằng, chế phẩm sinh học này cũng giúp giảm bớt các hội chứng ruột kích thích, ngăn ngừa tiêu chảy, giảm đầy hơi.
 10. Củ cải đường
 Củ cải đường là một nguồn chất xơ tốt. Trong 136 gram củ cải chứa tới 3,4 gram chất xơ. Chất xơ bỏ qua quá trình tiêu hóa và đi đến đại tràng. Tại đây, chúng nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi hoặc bổ sung một số lượng lớn chất xơ vào phân, nhằm cải thiện quá trình tiêu hóa .
 Có một số cách phổ biến để bổ sung củ cải vào cơ thể như: làm salad, sinh tố,…
 11. Miso
 Miso được biết như một loại gia vị được nêm nếm vào canh, giống như tương. Miso chứa men vi sinh, giống như các loại thực phẩm lên men khác, giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các men vi sinh trong miso cũng có thể làm giảm các vấn đề tiêu hóa và khắc phục bệnh đường ruột như tiêu chảy.
 12. Gừng
 Gừng là một thực phẩm truyền thống trong Đông y giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa buồn nôn. Nhiều phụ nữ mang thai sử dụng gừng để điều trị ốm nghén. Bằng cách di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non nhanh hơn, gừng làm giảm triệu chứng ợ nóng, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
 gừng
 Gừng giúp cải thiện tiêu hóa
 13. Kim chi
 Kim chi được làm từ bắp cải lên men, cũng chứa các men vi sinh, có lợi cho quá trình tiêu hóa và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột kết. Quá trình lên men kim chi càng lâu, nồng độ men vi sinh càng cao. Kim chi cũng chứa một nguồn chất xơ phong phú, thúc đẩy tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột.
 14. Rau màu xanh đậm
 Rau xanh là một nguồn chất xơ không hòa tan tuyệt vời. Chất xơ này được bổ sung vào phân trong quá trình tiêu hóa giúp, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa.
 Rau xanh cũng là một nguồn magiê tốt, có thể làm giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt cơ ở đường tiêu hóa. Một số loại rau xanh đậm phổ biến nhất mang lại lợi ích này là rau bina, cải Brussels, bông cải xanh và các loại rau có lá xanh khác.
 Ở một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng trong các loại rau lá màu xanh có chứa một loại đường nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong ruột. Loại đường này được cho là hỗ trợ tiêu hóa đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh.
 15. Natto
 Giống như tempê, natto được làm từ đậu nành lên men. Natto được ăn chung với kim chi, nước tương, hành lá và trứng sống hoặc với cơm.
 Natto chứa men vi sinh hoạt động để chống lại độc tố và vi khuẩn có hại, đồng thời làm gia tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa.
 16. Dưa bắp cải
 Dưa bắp cải chứa các men vi sinh trong quá trình lên men. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 71 gram dưa bắp cải có thể chứa tới 28 chủng vi khuẩn có lợi.
 Ngoài ra, dưa cải bắp giúp các enzyme phân hủy chất dinh dưỡng thành các phân tử nhỏ hơn, dễ tiêu hóa hơn.
 17. Cá hồi
 Cá hồi là một nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Những người bị bệnh viêm ruột dẫn đến không dung nạp được thực phẩm và gây ra các rối loạn tiêu hóa. Axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm và cải thiện tiêu hóa.
 Cá hồi
 Cá hồi giúp giảm viêm trong cơ thể
 18. Nước hầm xương
 Gelatin có nguồn gốc từ các axit amin glutamine và glycine, được tìm thấy trong nước hầm xương. Những chất này liên kết với chất lỏng trong đường tiêu hóa và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn.
 Glutamine bảo vệ hoạt động của thành ruột, cải thiện tình trạng rò rỉ ruột, cũng như các bệnh viêm ruột khác.
 19. Bạc hà
 Dầu bạc hà được chứng minh có tác dụng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Dầu có chứa một hợp chất là menthol, có thể làm giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (IBS) như: đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và các vấn đề về nhu động ruột.
 Đồng thời, dầu có tác dụng thư giãn trên các cơ của đường tiêu hóa, cải thiện tiêu hóa. Dầu bạc hà cũng có thể làm giảm chứng khó tiêu bằng cách đẩy nhanh quá trình di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa.
 tag: phẫu tiếng anh lý sơ bài tiết thế nào dành kém trẻ gì giảng khám vai trò ảnh chép phẩu biện pháp bò chim bồ câu