Pháp luật và kinh tế

 Pháp luật và kinh tế

 Pháp luật và kinh tế là quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong mối quan hệ này, pháp luật có tính độc lập tương đối.

 Một mặt pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế.

 Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ:

  • Cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu các ngành luật
  • Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất, nội dung của quan hệ pháp luật, phương pháp điều chỉnh của pháp luật
  • Chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động quyết định tới sự hình thành, tồn tại các cơ quan, tổ chức và thể chế pháp lý, phương thức hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và thủ tục pháp lý.

 Mặt khác pháp luật cũng có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế.

  • Khi nào pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác động tích cực.
  • Ngược lại khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, muốn dung pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế đã lạc hậu không còn phù hợp nữa thì pháp luật mang nội dung lạc hậu và có tác dụng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội.

 Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà nước tư sản đã nhiều lần phải điều chỉnh, phải thay đổi đường lối để đảm bảo cho pháp luật có thể thích ứng được với tình hình.

 Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phản ánh đúng đắn trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung tiến bộ và giữ vai trò tích cực trong việc tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.

 Pháp luật còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế tại một đất nước

 Ví dụ:

 Thời xã hội phong kiến, kinh tế theo hình thức sản xuất phong kiến hình thành nên Nhà nước phong kiến và pháp luật thời phong kiến. Sau đó, nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển hình thành nên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước tư bản chủ nghĩa với những quy định, khuôn khổ khác, tiến bộ hơn hình thành và thay thế cho Nhà nước phong kiến. Đó là minh chứng cho việc kinh tế tác động đến pháp luật

 Ngược lại, trong thời đại hiện nay, việc pháp luật tác động đến kinh tế có thể dễ dàng nhận thấy. Trong lĩnh vực Bất động sản, với chính sách phát triển kính tế tại các đảo hướng tới trở thành đặc khu kinh tế, đơn cử như Phú Quốc. Với định hướng trở thành đặc khu kinh tế giúp Phú Quốc thu hút nguồn đầu tư khủng, giá nhà đất tăng vọt. Từ đây có thể thấy, pháp luật có tác động vô cùng lớn đến sự phát triển của kinh tế.

 Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, Nhà nước tư bản ban hành các chính sách mở rộng giao thương buôn bán giúp hoạt động kinh tế, thương mại phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, một số nước phong kiến có chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp khiến cho hoạt động kinh tế ít phát triển.

 

  

 tag: học về đồng