1. Quy định về phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động:
 Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ( có hiệu lực từ 8/8/2015) quy định phụ cấp lương và các khoản bộ sung như sau:
 Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:
 – Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
 – Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
 – Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
 – Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
 Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
 2. Các khoản phụ cấp lương phải đóng Bảo hiểm xã hội:
 – Phụ cấp chức vụ, chức danh
 – Phụ cấp trách nhiệm
 – Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
 – Phụ cấp thâm niên
 – Phụ cấp khu vực
 – Phụ cấp lưu động
 – Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự
 3. các khoản hỗ trợ không phải đóng Bảo hiểm xã hội:
 – Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ Luật lao động 2012
 – Tiền ăn giữa ca
 – Các khoản hỗ trợ tiền xăng xe, nhà ở, đi lại, nuôi con nhỏ, tiền giữ trẻ
 – Tiền hỗ trợ người lao động khi có người thân kết hôn, người thân chết, sinh nhật người lao động, hỗ trợ người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các khoản trợ cấp khác
 – Trợ cấp lương tháng 13.
 Như vậy, bạn có thể tham khảo quy định trên để xác định được những khoản phụ cấp nào được tính là phụ cấp lương theo đúng quy định pháp luật. Chúng tôi đưa ra một số khoản phụ cấp căn bản mà người sử dụng lao động có thể xây dựng cho người lao động để đảm bảo các quy định trên, cụ thể như: Phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn ở, phụ cấp/trợ cấp chi phí điện thoại, phụ cấp xăng xe, phụ cấp chi phí đắt đỏ… căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà xây dựng một cơ chế phụ cấp phù hợp với quy định của luật lao động hiện hành.
 Tag: bí thư cách đoàn thanh