Quy Định Thành Lập Nhà Xuất Bản

 Căn cứ pháp lý

 – Luật Xuất bản số 19/2012/QH13;

 – Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;

 – Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;

 – Thông tư 23/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

 Hồ sơ thành lập nhà xuất bản

 1. Thành phần hồ sơ gồm:

 – Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;

 – Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản.

 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

 Thủ tục & quy trình thành lập nhà xuất bản

 – Cơ quản chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông;

 – Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

 – Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính (Bộ Thông tin và Truyền thông)

 – Qua hệ thống bưu chính

 Điều kiện thành lập công ty xuất bản

 “1, Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.

 2, Có người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu.

 – Tiêu chuẩn để một cá nhân được xem xét bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập quy định tại Điều 17 Luật xuất bản như sau:

 Đối với bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc): cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

 + Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính tri, đạo đức tốt.

 + Có trình độ đại học trở lên.

 + Có ít nhất 03 năm làm một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản.

 + Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

 Đối với bổ nhiệm tổng biên tập: cá nhân cần có các tiêu chuẩn sau:

 + Có chứng chỉ hành nghề biên tập.

 + Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí.

 + Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

 – Tiêu chuẩn của biên tập viên: (Khoản 1, Điều 19 Luật xuất bản 2012)

 + Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

 + Có trình độ đại học trở lên.

 + Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

 + Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

 3, Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động.

 + Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích từ 200 mét vuông (m2) sử dụng trở lên;

 + Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;

 + Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.

 4, Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

  

  

  

  

 Tag: ngành sách bảng giá tháng