Tấn công phát tán malware

 Tấn công phát tán malware

Nói chung, dạng tấn công phát tán malware là hình thức tấn công thông qua các loại phần mềm độc hại, chứa nhiều đoạn mã có khả năng vô hiệu hóa hệ thống bảo vệ máy tính. Một khi đã dính phải cái bẫy do kẻ gian đặt ra, mọi thứ sẽ hoàn toàn bị mất kiểm soát, những dữ liệu, thông tin cá nhân đều bị đánh cắp dễ dàng. Thậm chí, tên hacker còn có thể âm thầm theo dõi bất kỳ hoạt động nào của người dùng thông qua thiết bị được sử dụng.
Một số loại phần mềm độc Malware và cơ chế hoạt động
Như đã nói, Malware có thể tấn công người dùng thông qua nhiều phần mềm, cách thức khác nhau. Để nắm rõ hơn về hình thức xâm phạm quyền truy cập bất hợp pháp này, hãy lưu ý đến những loại chương trình gây hại như sau nhé:
Virus
Đây là một trong những phần mềm, chương trình độc hại phổ biến nhất mà bất kỳ ai cũng biết đến. Loại chương trình này vô cùng nguy hiểm vì có khả năng sinh sôi, lây lan ra khắp hệ thống phần mềm, gây thiệt hại phần cứng,… với tốc độ rất nhanh. Nếu không khắc phục kịp thời, mọi thông tin, dữ liệu, thậm chí là thiết bị đều sẽ mất kiểm soát.
Worm
Hay còn được hiểu với nghĩa là con sâu và chương trình này còn độc hại hơn cả virus. Bởi Worm có thể tự sinh sôi, hoạt động mà không chịu bất kỳ sự tác động, điều khiển nào đến từ con người cả. Thậm chỉ khi đã bị “tiêu diệt” rồi thì vẫn có khả năng tự tái tạo, hoạt động lại như bình thường. Nghe khá giống với kiểu AI – trí khôn nhân tạo.
Trojan
Một phần mềm được xây dựng như một chương trình chính chủ, hợp pháp và uy tín. Được quảng cáo và sở hữu chức năng bảo vệ, giúp máy tính tránh khỏi sự xâm nhập, tấn công của Virus. Tuy nhiên, đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, thực chất Trojan giống như một cánh cổng mở ra và cho phép hàng triệu loại Virus khác nhau tiến công, gây hại cho máy tính. Mặc dù Trojan không có chức năng sao chép dữ liệu những lại có khả năng “hủy diệt” rất kinh khủng.
Spyware
Tuy xuất hiện từ khá lâu đời nhưng phần mềm gián điệp này vẫn rất thường được các hacker sử dụng. Spyware hoàn toàn không có chức năng hủy hoại dữ liệu nhưng lại là chuyên gia theo dõi, sao chép và quan sát hoạt động của người dùng. Bất kỳ dữ liệu nào được nhập, xuất ra khỏi thiết bị đều được Spyware ghi nhận, cung cấp lại cho những kẻ gian mà không ai hay biết.
Rootkit
Một trong những chương trình độc dưới dạng Malware. Kể từ khi người dùng cài đặt phần mềm này vào thiết bị, Rootkit ngay lập tức tấn công và tước quyền quản trị. Khi này các tin tắc có thể tự do truy cập trái phép, vượt qua được bất cứ “bức tường bảo vệ” nào một cách dễ dàng. Đánh cấp dữ liệu, theo dõi hành vi người dùng một cách ung dung mà không có bất kỳ cảnh báo lỗi hệ thống nào diễn ra.
Không chỉ có thế, kiểu tấn công Malware còn bao gồm các loại khác như: đi cổng sau – Backdoor, Keylogger – ghi nhớ thao tác bàn phím, Adware – mã độc thông qua quảng cáo,…
Tầm nguy hiểm của Malware
Malware là một dạng tấn công dưới các ứng dụng, phần mềm, chương trình độc hại. Hầu hết mỗi loại đều được sinh ra, thiết kế để sử dụng cho từng mục đích, tùy vào cơ chế hoạt động. Thông thường sẽ sử dụng để đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân. Không ít các tên tội phạm công nghệ đã sử dụng loại “vũ khí” này để làm việc xấu, thực hiện các mưu đồ đen tối.
Điển hình như vào năm 2017, có một phần mềm tương tự dạng Malware tên là WannaCry đã được rất nhiều người dùng cài đặt thử. Chỉ trong tíc tắc, hệ thống máy tính đã bị phong tỏa hoàn toàn, mọi dữ liệu đều bị đánh cắp bao gồm tài khoản ngân hàng, hình ảnh cá nhân,… Cho dù cài đặt lại hệ điều hành cũng không ăn thua. Những tên trộm đã buộc con tin phải trả một khoản tiền vô cùng đắt đỏ nếu muốn lấy lại dữ liệu.
Không chỉ thế, Malware còn được biết đến dưới cái tên phần mềm ác ý. Nhiều tên tin tặc không chỉ có ý định đánh cắp thông tin, thậm chí còn muốn xóa hết tất cả dữ liệu trong hệ thống chỉ để “chơi khăm”, phá hỏng công việc của người khác. Mục đích sử dụng Malware thật sự rất đa dạng, mọi người nên lưu ý tránh xa.
Khi đọc đến đây, chắc hẳn mọi người đã phần nào biết được lời giải đáp cho câu hỏi “Tấn công phát tán malware là hình thức tấn công gì?” rồi. Nếu đã nắm bắt được các thông tin cần thiết trên thì hãy cố gắng bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân thật tốt. Tránh những tai họa khó lường đến từ mạng trực tuyến nhé. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.