Thành lập công ty giáo dục và trung tâm
 Nhu cầu về học thêm tại các trung tâm gia sư ngày càng tăng cao nên có nhiều cá nhân, tổ chức muốn đầu tư thành lập trung tâm gia sư để cung cấp dịch vụ gia sư. Để có thể cung cấp dịch vụ gia sư trước hết cần thành lập công ty giáo dục và thành lập các trung tâm gia sư trực thuộc công ty. Luật Ngô Gia xin hướng dẫn thủ tục thành lập công ty giáo dục và thành lập trung tâm gia sự trực thuộc công ty.
 Văn bản pháp luật quy định về thành lập công ty giáo dục và trung tâm gia sư
-Luật doanh nghiệp
 -Nghị định 78/2015/NĐ-CP
 -Nghị định 108/2018/NĐ-CP
 -Quyết định 27/2018/QĐ-TTG
– Luật giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung 2009);
– Nghị định số 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục 2005, Nghị định số 31/2012 sửa đổi bổ sung NĐ 75/2006;
– Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
– Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Y tế ban hành
 Mã ngành nghề khi thành lập công ty giáo dục và trung tâm gia sư
85 | Giáo dục và đào tạo | ||||
851 | Giáo dục mầm non | ||||
8511 | 85110 | Giáo dục nhà trẻ | |||
8512 | 85120 | Giáo dục mẫu giáo | |||
852 | Giáo dục phổ thông | ||||
8521 | 85210 | Giáo dục tiểu học | |||
8522 | 85220 | Giáo dục trung học cơ sở | |||
8523 | 85230 | Giáo dục trung học phổ thông | |||
853 | Giáo dục nghề nghiệp | ||||
8531 | 85310 | Đào tạo sơ cấp | |||
8532 | 85320 | Đào tạo trung cấp | |||
8533 | 85330 | Đào tạo cao đẳng | |||
854 | Giáo dục đại học | ||||
8541 | 85410 | Đào tạo đại học | |||
8542 | 85420 | Đào tạo thạc sỹ | |||
8543 | 85430 | Đào tạo tiến sỹ | |||
855 | Giáo dục khác | ||||
8551 | 85510 | Giáo dục thể thao và giải trí | |||
8552 | 85520 | Giáo dục văn hóa nghệ thuật | |||
8559 | 85590 | Giáo dục khác chưa được phân vào đâu | |||
856 | 8560 | 85600 | Dịch vụ hỗ trợ giáo dục |
 Điều kiện thành lập công ty giáo dục và trung tâm gia sư
 -Điều kiện khi thành lập công ty giáo dục : Công ty gia sư phải có tên gọi không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên gọi của công ty đã đăng ký thành lập trước đó; địa chỉ trụ sở chính của công ty giáo dục phải rõ ràng, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty giáo dục; thành viên góp vốn thành lập công ty giáo dục không thuộc đối tượng cấm tham gia và quản lý doanh nghiệp.
 -Điều kiện thành lập trung tâm gia sư: Trung tâm gia sư được thành lập trên cơ sở Quyết định của công ty. Khi hoạt động trung tâm gia sư phải được cấp phép hoạt động dạy thêm học thêm.
 Thủ tục thành lập công ty giáo dục và trung tâm gia sư
 Hồ sơ thành lập công ty về giáo dục:
 -Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty giáo dục
 -Điều lệ công ty giáo dục
 -Danh sách thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty giáo dục ( khi thành lập công ty giáo dục là công ty tnhh 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần)
 -Bản sao giấy chứng nhận doanh nghiệp/ quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty giáo dục là tổ chức. Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty giáo dục là cá nhân.
 -Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục
 Quy trình các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục:
 Người đại diện theo pháp luật của công ty giáo dục hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục nộp hồ sơ thành lập công ty giáo dục đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty giáo dục có địa chỉ trụ sở chính. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thành lập công ty giáo dục, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty giáo dục. Công ty giáo dục khắc con dấu và gửi thông báo về việc sử dụng con dấu của công ty đến phòng đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng con dấu của công ty.
 Hồ sơ thành lập trung tâm gia sư thuộc công ty giáo dục
 Trung tâm gia sư là một địa điểm kinh doanh của công ty, nên sau khi thành lập công ty giáo dục có thể lập trung tâm gia sư. Hồ sơ thành lập trung tâm gia sư bao gồm:
 -Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
 -Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký lập địa điểm kinh doanh.
 Công ty giáo dục nộp hồ sơ thành lập trung tâm gia sư đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty giáo dục có địa chỉ trụ sở. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký lập trung tâm gia sư hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh cho trung tâm gia sư.
 Sau khi được cấp giấy chứng để trung tâm gia sư được cung cấp dịch vụ dạy thêm học thêm thì trung tâm gia sư phải làm thủ tục xin giấy phép hoạt động của trung tâm gia sư.
 Dịch vụ thành lập công ty giáo dục và trung tâm gia sư
 Luật Ngô Gia xin gửi tới các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty giáo dục và mở trung tâm gia sư dịch vụ thành lập doanh nghiệp và dịch vụ đăng ký lập trung tâm gia sư trọn gói, uy tín. Các cá nhân, có kế hoạch thành lập công ty giáo dục hãy liên hệ với Luật Ngô Gia để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty.
 Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số quy định về giấy phép hoạt động của trung tâm gia sư để các công ty giáo dục tham khảo.
1. Đối tượng được cấp phép hoạt động
Các trung tâm gia sư tư thục thực hiện hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động. Do vậy, Anh cần thành lập công ty có ngành, nghề kinh doanh “ Giáo dục và đào tạo” sau đó thành lập Trung tâm gia sư theo quyết định của công ty.
2. Các trường hợp không được dạy thêm
a) Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
b) Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
c) Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
d) Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
• Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
• Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
3. Điều kiện của Giám đốc trung tâm
a) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
b) Có đủ sức khỏe.
c) Không phải là công chức, viên chức ; Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
d) Có 3 năm kinh nghiệm trở lên trong ngành Giáo dục; Tuổi từ 25 tuổi đến dưới 65 tuổi.
4. Điều kiện của giáo viên trung tâm
a) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
b) Có đủ sức khoẻ.
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
d) Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
e) Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này; đối với trường hợp giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập chỉ được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa nếu được thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó cho phép
5. Cơ sở vật chất
* Hồ sơ pháp lý:
– Nhà, đất có chủ sở hữu hợp pháp.
– Hợp đồng thuê nhà, đất có công chứng, thời hạn thuê tối thiểu 2 năm (Nếu thuê nhà của cơ quan, đơn vị, trường học phải có ý kiến của Công đoàn cơ sở hoặc cơ quan quản lý cấp trên).
– Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.
* Điều kiện phục vụ giảng dạy:
– Khu phòng học, phòng bộ môn: đảm bảo diện tích sử dụng một phòng học đạt 1,5m2/học viên với quy mô 200 học viên/ca học. Phòng học không nhỏ hơn 15m2; độ ánh sáng lớn hơn 300 Lux.
– Khu hành chính, văn phòng: Đảm bảo đủ phòng và điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm.
– Có khu vệ sinh cho giáo viên và học viên, đảmbảo tối thiểu 60 học viên / 1 buồng vệ sinh.
– Có sân bãi để xe và phương án giữ xe.
– Môi trường sư phạm an ninh, an toàn.
* Trang thiết bị:
– Trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng, đồ dùng dạy học thực hành phù hợp quy mô Trung tâm
– Mỗi Trung tâm phải có 1 máy vi tính nối mạng Internet đặt tại Văn phòng.
* Phương án chữa cháy, cứu hộ:
– Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định;
– Có Biên bản kiểm tra PCCC;
– Xây dựng Phương án PCCC và thoát nạn, cứu người (Công an PCCC phê duyệt); Có Nội quy PCCC và danh sách Đội PCCC.
III. Hồ sơ bao gồm :
1. Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm;
2. Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: Mục đích, yêu cầu thành lập trung tâm, tên trung tâm, đối tượng dạy thêm, địa chỉ, số điện thoại, Email, cơ sở vật chất, cơ cấu nhân sự, giáo viên, nội dung và chương trình giảng dạy từng môn, mức thu, chi học phí ; dự kiến kế hoạch phát triển trong năm đầu và 3 năm tiếp theo, phương án tổ chức dạy thêm học thêm.
3. Hồ sơ Giám đốc : Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, xác nhận của UBND phường xã về ý thức thi hành pháp luật của công dân đối với người về hưu hoặc người không biên chế trong hệ thống công lập ; bản sao công chứng quyết định nghỉ hưu (nếu là cán bộ nghỉ hưu) ; bản sao công chứng CMND, hộ khẩu, các văn bằng chứng chỉ hợp lệ ;
4. Hồ sơ cơ quan quản lý trực tiếp : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập trung tâm ; biên bản họp, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, công văn đề nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận Giám đốc trung tâm
5. Hồ sơ cơ sở vật chất : Hợp đồng thuê địa điểm (bản chính) có xác nhận của văn phòng công chứng ; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao hợp pháp) ; bảng kê cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, thiết bị phòng chống cháy nổ, y tế, khu vệ sinh đủ điều kiện
6. Hồ sơ Giáo viên : Đơn đăng ký dạy thêm (danh cho cán bộ, giáo viên đương nhiệm tại các cơ sở Giáo dục) ; danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia giảng dạy làm việc tại trung tâm có kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ, CMND hợp lệ ; hợp đồng lao động giữa trung tâm với giáo viên, nhân viên làm việc tại trung tâm ; lý lịch trích ngang có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc địa phương nơi cư trú về tư cách của người đăng ký dạy thêm ; Giấy khám sức khỏe.
7. Bảng kê chương trình đào tạo. Các nội dung giảng dạy, thời khóa biểu, giáo trình sử dụng…theo quy định với cơ quan cấp phép;
8. Xác nhận về nguồn tài chính cần có tối thiểu để chi cho hoạt động thường xuyên trong năm đầu
9. Bản cam kết chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường sư phạm, điều kiện an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… có xác nhận của UBND phường xã ;
10. Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy
11. Market biển hiệu trung tâm.
IV. Cơ quan giải quyết: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi Trung tâm đặt trụ sở (nếu Trung tâm tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông).