BỘ TÀI CHÍNH |
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
 Số: 114/2020/TT-BTC |
 Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020 |
 THÔNG TƯ
 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 12/2018/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 01 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ
 Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
 Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
 Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
 Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
 Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;
 Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
 Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:
 1. Khoản 6 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
 “6. Các tiêu chí quy định tại Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm riêng lẻ đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định pháp luật.
 Khi tính các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều này, tổ chức tín dụng được loại trừ những ảnh hưởng của các yếu tố theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)”.
 2. Điểm b khoản 1 Điều 5 được sửa đổi như sau:
 “b) Tiêu chí 2: Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
 – Đối với những tổ chức tín dụng có lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận thực hiện:
 + Tổ chức tín dụng xếp loại A khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao;
 + Tổ chức tín dụng xếp loại B khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao;
 + Tổ chức tín dụng xếp loại C khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt dưới 90% so với kế hoạch được giao.
 – Đối với những tổ chức tín dụng có lỗ kế hoạch: Nếu lỗ thực hiện thấp hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại A; Nếu lỗ thực hiện bằng lỗ kế hoạch: Xếp loại B; Nếu lỗ thực hiện cao hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại C. Trường hợp do thực hiện tăng thêm nhiệm vụ được loại trừ khi xác định chỉ tiêu lỗ thực hiện so với lỗ kế hoạch được giao”.
 3. Điểm d khoản 1 Điều 5 được sửa đổi như sau:
 “d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
 d.1) Tổ chức tín dụng xếp loại A khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
 d.1.1) Trong năm đánh giá không bị cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản không quá hai lần về việc nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại tổ chức tín dụng, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính không đúng quy định, không đúng hạn đối với một loại báo cáo.
 d.1.2) Trong năm đánh giá không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì phải đảm bảo;
 d.1.2.1) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:
 – Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động kinh doanh trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
 – Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt.
 d.1.2.2) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, hóa đơn:
 – Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế trong lĩnh vực thuế và hóa đơn theo quy định của Chính phủ.
 – Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
 + Vi phạm hành chính về hóa đơn, thủ tục thuế mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;
 + Vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn mà sau khi phát hiện hoặc bị phát hiện đã thực hiện nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định;
 + Vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm trách chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế mà sau khi phát hiện hoặc bị phát hiện đã thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
 d.1.2.3) Đối với hành vi vi phạm khác: Bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt.
 d.1.2.4) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt không vượt quá 10% tổng số chi nhánh của tổ chức tín dụng.
 d.2) Tổ chức tín dụng xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
 – Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản trên ba lần trong năm đánh giá đối với một loại báo cáo.
 – Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong năm đánh giá đối với các hành vi:
 + Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép: phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
 + Các hành vi trốn thuế theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
 + Các hành vi vi phạm khác mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt ở mức tối đa của khung phạt;
 + Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do không tự nguyện chấp hành.
 – Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt vượt quá 20% tổng số chi nhánh của tổ chức tín dụng.
 – Một hoặc một số thành viên là người quản lý tổ chức tín dụng (Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng) có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của tổ chức tín dụng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong năm đánh giá.
 d.3) Tổ chức tín dụng xếp loại B là các tổ chức tín dụng còn lại không được xếp loại A hoặc loại C”.
 4. Chỉ tiêu so sánh tại cột (3) trong mẫu biểu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 3 được sửa đổi thành % Thực hiện/Kế hoạch.
 5. Thay thế Phụ lục 2 đính kèm Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
 Điều 2. Tổ chức thực hiện
 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
 2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chính phủ: – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán nhà nước; – Thanh tra Chính phủ; – Công báo; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; – Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính; – Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; – Lưu: VT, Vụ TCNH |
 KT. BỘ TRƯỞNG  Huỳnh Quang Hải |
 PHỤ LỤC
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 114/2020/TT-BTC ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
 Đơn vị báo cáo: ………………….
 KẾ HOẠCH THU NHẬP, CHI PHÍ (Năm…)
 Đơn vị tính: triệu đồng, %
 TT |
 Chỉ tiêu |
 Năm trước |
 Năm kế hoạch |
||||
 Kế hoạch |
 Thực hiện |
 % Thực hiện/Kế hoạch |
 Kế hoạch |
 % Kế hoạch năm/Kế hoạch năm trước |
 % Kế hoạch năm/Thực hiện năm trước |
||
 (1) |
 (2) |
 (3) |
 (4) |
 (5) |
 (6) |
||
Thu nhập chi phí | |||||||
Thu nhập | |||||||
 1.1 |
Thu nhập từ hoạt động cho vay | ||||||
Thu lãi cho vay | |||||||
Thu về cho thuê tài chính | |||||||
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh | |||||||
Thu khác về HĐ tín dụng | |||||||
 1.2 |
Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ | ||||||
Thu lãi tiền gửi | |||||||
Thu từ dịch vụ thanh toán | |||||||
Thu từ dịch vụ ngân quỹ | |||||||
 1.3 |
Thu từ các hoạt động khác | ||||||
Thu lãi góp vốn mua cổ phần | |||||||
Thu từ tham gia thị trường tiền tệ | |||||||
Thu từ kinh doanh ngoại hối | |||||||
Thu từ nghiệp vụ đại lý ủy thác | |||||||
Thu từ các dịch vụ khác | |||||||
Các khoản thu khác | |||||||
Trong đó: Thu hồi nợ ngoại bảng | |||||||
Chi phí | |||||||
 2.1 |
Chi về hoạt động huy động vốn | ||||||
Trả lãi tiền gửi | |||||||
Trả tiền vay | |||||||
Trả lãi phát hành giấy tờ có giá | |||||||
Chi phí khác | |||||||
 2.2 |
Chi dịch vụ TT và ngân quỹ | ||||||
Chi về dịch vụ thanh toán | |||||||
Cước phí bưu điện mạng viễn thông | |||||||
Chi về ngân quỹ | |||||||
Các khoản chi dịch vụ khác | |||||||
 2.3 |
Chi về hoạt động khác | ||||||
Chi về kinh doanh ngoại hối | |||||||
Chi về tham gia thị trường tiền tệ | |||||||
Chi hoạt động kinh doanh khác | |||||||
 2.4 |
Chi về tài sản | ||||||
Trong đó: Khấu hao TSCĐ | |||||||
Bảo hiểm tài sản | |||||||
 2.5 |
Chi cho nhân viên | ||||||
Lương và phụ cấp | |||||||
 2.6 |
Chi nộp ngân sách nhà nước | ||||||
Chi nộp thuế, phí và các khoản lệ phí | |||||||
 2.7 |
Chi HĐ quản lý công vụ | ||||||
 2.8 |
Chi dự phòng và BHTG | ||||||
Chi dự phòng | |||||||
 2.9 |
Chi khoản chi phí khác | ||||||
 II |
Lợi nhuận trước thuế | ||||||
 III |
Lợi nhuận sau thuế | ||||||
 IV |
Cổ tức/Lợi nhuận còn lại nộp NSNN | ||||||
CAR | |||||||
 VI |
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu | ||||||
 VII |
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản |