BỘ Y TẾ |
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
 Số: 18/2018/TT-BYT |
 Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2018 |
 THÔNG TƯ
 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 52/2017/TT-BYT NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2017 QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
 Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016;
 Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong Điều trị ngoại trú.
 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong Điều trị ngoại trú
 1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 6 như sau:
 “3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.”
 2. Sửa đổi đoạn “ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cuối cùng Điều trị để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh Điều trị nội trú kê đơn thuốc; mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 (mười) ngày.” tại Khoản 2 Điều 8 như sau:
 “ban hành kèm theo Thông tư này (xác nhận có giá trị cho một lần kê đơn thuốc), kèm theo tóm tắt bệnh án. Tóm tắt bệnh án thực hiện theo mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế.
 Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cuối cùng Điều trị kê đơn thuốc cho người bệnh thì không cần có tóm tắt bệnh án.
 Việc kê đơn thuốc gây nghiện phải do bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh Điều trị nội trú thực hiện, số lượng thuốc mỗi lần kê đơn tối đa là 10 (mười) ngày sử dụng.”
 3. Bổ sung điểm c vào Khoản 2 Điều 14 như sau:
 “c) Thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan đơn vị có liên quan trên địa bàn về danh sách các cơ sở cấp, bán thuốc gây nghiện.”
 4. Bổ sung điểm đ vào Khoản 3 Điều 14 như sau:
 “đ) Đối với những quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở bán thuốc gây nghiện thì khoa dược của bệnh viện phải cung ứng thuốc gây nghiện cho người bệnh ngoại trú trên địa bàn theo giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quản lý giá thuốc để bảo đảm cung cấp đủ thuốc cho người bệnh.”
 5. Thay thế Mẫu đơn thuốc quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong Điều trị ngoại trú bằng Mẫu đơn thuốc được ban hành kèm theo Thông tư này.
 Điều 2. Hiệu lực thi hành
 Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018,
 Điều 3. Trách nhiệm thi hành
 Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
 Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: – Ủy ban các VĐXH của QH (để giám sát); – Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ); – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các Thứ trưởng BYT; – Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; – Y tế các Bộ, Ngành; – Bảo hiểm xã hội Việt Nam; – VP Bộ, TTra Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc BYT; – Các đơn vị trực thuộc BYT; – Cổng TTĐT BYT; – Lưu: VT, PC, KCB (02). |
 KT. BỘ TRƯỞNG  Nguyễn Viết Tiến |
 MẪU ĐƠN THUỐC
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên đơn vị…………….
 Điện thoại………………  ĐƠN THUỐC  Họ tên…………. Tuổi………. Cân nặng……… nam/nữ……..  Mã số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)……………………….  Địa chỉ liên hệ ………………………………………………….  Chẩn đoán………………………………………………………  Thuốc Điều trị: |
 HƯỚNG DẪN GHI ĐƠN THUỐC  1. Giấy trắng, chữ Time New Roman cỡ 14, màu đen.  2. Đơn được sử dụng kê đơn thuốc (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần).  3. Điện thoại: ghi điện thoại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của khoa hoặc của bác sĩ/y sĩ kê đơn thuốc.  4. Tuổi: ghi tuổi của người bệnh, với trẻ < 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi  5. Cân nặng (phải ghi đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi): có thể cân trẻ hoặc hỏi bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.  6. Tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh (chỉ ghi đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi): hỏi người đưa trẻ đến khám.  7. Địa chỉ liên hệ: ghi địa chỉ của người bệnh để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể liên hệ, trao đổi thông tin khi cần thiết.  8. Lời dặn:  – Chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt làm việc  – Hẹn tái khám (nếu cần). |
 Tag: 18/2018 byt