THÔNG TƯ 30/2018/TT-BNNPTNT

 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 30/2018/TT-BNNPTNT

 Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018

  

 THÔNG TƯ

 QUY ĐỊNH DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH; CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG; QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

 Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

 Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trng lâm nghiệp chính.

 Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Thông tư này quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

 Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

 Điều 3. Giải thích từ ngữ

 1. Loài cây trồng lâm nghiệp chính là những loài cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

 2. Giống cây trồng lâm nghiệp chính là giống của các loài cây trồng lâm nghiệp chính.

 3. Nguồn giống là nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội và vườn cây đầu dòng.

 4. Lâm phn tuyn chọn là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có chất lượng trên mức trung bình, được chọn để cung cấp giống tạm thời cho sản xuất, nhưng chưa được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc chưa qua đánh giá để công nhận là rừng giống chuyển hóa.

 5. Rừng giống chuyển hóa là rừng giống được chọn từ những lâm phần tốt nhất trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy định để lấy ging.

 6. Rừng giống trồng là rừng giống được trồng bằng cây gieo ươm từ hạt thu hái từ cây trội và trồng không theo sơ đồ.

 7. Vườn giống là vườn được trồng theo sơ đồ nhất định từ các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc từ hạt của cây trội (vườn giống hữu tính) đã được tuyển chọn và công nhận.

 8. Cây trội (câmẹ) là cây tốt nhất được tuyển chọn trong rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống được sử dụng để lấy vật liệu nhân giống.

 9. Cây đầu dòng là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống được công nhận qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.

 10. Vườn cây đầu dòng là vườn cây được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sản xuất giống vô tính.

 11. Vật liệu giống là cây giống để trồng rừng hoặc vật liệu nhân giống.

 12. Vật liệu nhân giống là hạt giống, cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng được sử dụng sản xuất ra cây giống.

 13. Khảo nghiệm giống là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi của giống.

 14. Trồng sản xuất thử nghiệm là việc trồng thử trên một đơn vị diện tích và thời gian nhất định để đánh giá năng suất, chất lượng của giống trồng sản xuất thử nghiệm so với giống đối chứng.

 15. Loài cây sinh trưởng nhanh là những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm từ 02 cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt từ 10 m3/ha/năm trở lên.

 16. Loài cây sinh trưởng chậm là những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm dưới 02 cm/năm hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh dưới 10 m3/ha/năm.

 Chương II

 LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

 Điều 4. Tiêu chí loài cây trồng lâm nghiệp chính

 1. Có giống và nguồn giống đã được công nhận, đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

 2. Có diện tích trồng rừng tập trung từ 02 vùng sinh thái trở lên.

 Điều 5. Danh mục và sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính

 1. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính ban hành kèm theo Phụ lục I của Thông tư này.

 2. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính được sửa đổi, bổ sung khi có loài đáp ứng tiêu chí để bổ sung vào Danh mục hoặc đưa ra khỏi Danh mục đối với loài không đáp ứng tiêu chí theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

 3. Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định sa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính.

 Chương III

 CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG; QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

 Mục 1. CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

 Điều 6. Tiêu chí công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

 1. Giống đã qua khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.

 2. Kết quả khảo nghiệm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận hoặc kết quả trồng sản xuất thử nghiệm có năng suất, chất lượng tương đương trở lên so với giống cùng loài hoặc nhóm loài đã công nhận được trồng cùng vùng sinh thái.

 3. Được Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị công nhận.

 Điều 7. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

 1. Đối tượng khảo nghiệm: giống cây trồng lâm nghiệp chọn tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu lần đầu.

 2. Hình thức khảo nghiệm: khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính.

 3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm: khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) để đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi theo các tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm.

 Điều 8. Trồng sản xuất thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

 1. Đối tượng trồng sản xuất thử nghiệm: giống cây bản địa, giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu lần đầu có năng suất, chất lượng cao tại nước xuất khẩu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phù hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng sản xuất thử nghiệm.

 2. Diện tích trồng sản xuất thử nghiệm từ 02 ha đến 05 ha.

 3. Thời gian đánh giá kết quả sản xuất thử nghiệm: cây sinh trưởng nhanh là 03 năm; cây sinh trưng chậm là 06 năm; cây lâm sản ngoài gỗ có sản phẩm được thu hoạch trong 02 vụ kế tiếp.

 Điều 9. Trình tự, thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

 2. Hồ sơ đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:

 a) Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

 b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống hoặc trồng sản xuất thử nghiệm theo Mu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

 c) Hồ sơ, tài liệu đối với giống nhập khẩu gồm các thông tin về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái nơi trồng hoặc nơi khảo nghiệm tại nước xuất khẩu.

 3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.

 4. Trình tự thực hiện:

 a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận giống cây trồng lâm nghiệp gi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Tổng cục Lâm nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;

 b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định, tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường, lập báo cáo thẩm định trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;

 c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mu số 03 Phụ lục II và Mục A Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.

 Điều 10. Hủy bỏ quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

 1. Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

 a) Giống bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận;

 b) Giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

 2. Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức đánh giá và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu giống và các cơ quan liên quan.

 Mục 2. CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

 Điều 11. Tiêu chí công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 1. Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận.

 2. Được Chi cục Kiểm lâm đề nghị công nhận.

 Điều 12. Trình tự, thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nguồn giống.

 2. Hồ sơ đề nghị công nhận nguồn giống:

 a) Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

 b) Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống theo Mu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

 3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.

 4. Trình tự thực hiện:

 a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;

 b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;

 c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận nguồn giống theo Mu số 06 Phụ lục II và Mục B Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.

 5. Thời hạn của quyết định công nhận nguồn giống:

 a) 15 năm đối với vườn giống;

 b) 07 năm đối với rừng giống trồng;

 c) 05 năm đối với rừng giống chuyển hóa, lâm phần tuyển chọn;

 d) 10 năm đối với cây trội, vườn cây đầu dòng cung cấp vật liệu ghép;

 đ) 03 năm đối với vườn cây đầu dòng cung cấp hom.

 6. Sau thời hạn sử dụng quy định tại khoản 5 Điều này, các nguồn giống mun tiếp tục sử dụng phải được đánh giá và công nhận lại theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này. Đối với vườn cây đầu dòng cung cấp hom không thực hiện công nhận lại.

 Điều 13. Hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống

 1. Quyết định công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

 a) Nguồn giống bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận;

 b) Nguồn giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

 2. Chi cục Kiểm lâm tổ chức đánh giá và trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu nguồn giống và các cơ quan liên quan.

 Mục 3. QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

 Điều 14. Yêu cầu đối với vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

 1. Đối với lô hạt giống: lô hạt giống phải thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống.

 2. Đối với cây giống trong bình mô: cây giống trong bình mô phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô.

 3. Đối với lô cây giống: cây giống phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc vật liệu nhân giống được thu hái từ nguồn giống đã công nhận còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống.

 Điều 15. Hồ sơ vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

 1. Thành phần hồ sơ:

 a) Đối với lô hạt giống: Bảng kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ khối lượng hạt giống và mã số của nguồn giống thu hái hạt giống;

 b) Đối với cây giống trong bình mô: Bảng kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận giống hoặc hợp đồng mua giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng cây mầm mô và tên, mã số của giống sản xuất;

 c) Đối với lô cây giống: Bảng kê vật liệu giống; các hồ sơ liên quan khác của nguồn gốc vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống (hóa đơn tài chính, phiếu xuất kho, quyết định công nhận nguồn giống).

 2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính lập bảng kê theo Mu số 07 hoặc Mu số 08 hoặc Mu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc vật liệu giống tại bảng kê vật liệu giống.

 Điều 16. Công bố tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp chính

 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống do mình sản xuất, kinh doanh và không được thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia.

 Điều 17. Quản lý sản xuất, kinh doanh vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

 1. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng vật liệu giống do mình sản xuất, kinh doanh.

 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu giống có trách nhiệm giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến vật liệu giống khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng vật liệu giống.

 3. Bảng kê vật liệu giống và hồ sơ liên quan chứng minh nguồn gốc vật liệu giống hợp pháp phải được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống.

 Chương IV

 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 18. Trách nhiệm thực hiện

 1. Tổng cục Lâm nghiệp:

 a) Tổng hợp, công bố danh mục giống và nguồn giống được công nhận hoặc hủy bỏ quyết định công nhận, đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp;

 Điều 20. Hiệu lực thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

 2. Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế bi văn bản khác thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

 4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

  


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Sở NN&PTNT các t
nh, TP trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
– Công báo Chính phủ;
– Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
– Lưu: VP, TCLN (300 b
n).

 KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 Hà Công Tuấn

  

 PHỤ LỤC I

 DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 I. Nhóm các loài cây lấy gỗ

 1. Bạch đàn carnal (Eucalyptus camaldulensis)

 2. Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrid)

 3. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

 4. Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb)

 5. Keo tai tượng (Acacia mangium Willd)

 6. Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth)

 7. Keo lai (Acacia hybrid)

 8. Mỡ (Mangletia conifera Dandy)

 9. Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook)

 10. Sao đen (Hopea odorata Roxb)

 11. Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb)

 12. Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon)

 13. Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L)

 14. Tràm cừ (Melaleuca cajuputi Powell)

 II. Nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ

 15. Hồi (Illicium verum Hook.f)

 16. Mắc ca (Macadamia integrifolia Maid. Et Betche)

 17. Quế (Cinamomum cassia Presl)

 18. Sơn tra (Docynia indica (Wall) Dec)

 19. Thông nhựa (Pinus merkusii Junght. et de Vries)

 20. Trám (Sterculia foetida L )

  

 PHỤ LỤC II

 CÁC BIỂU MẪU CÔNG NHẬN GIỐNG, NGUỒN GIỐNG VÀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG
Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 Mu số 01. Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

 Mu số 02. Báo cáo kết quả khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.

 Mu số 03. Quyết định công nhận giống.

 Mẫu số 04. Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

 Mu số 05. Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

 Mu số 06. Quyết định công nhận nguồn giống.

 Mu số 07. Bảng kê vật liệu giống đối với hạt giống

 Mu số 08. Bảng kê vật liệu giống đối với cây trong bình mô

 Mu số 09. Bảng kê vật liệu giống đối với cây giống

  

 Mẫu số 01: Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

 TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số:    /……
V/v cônnhận giống cây trồng lâm nghiệp

 ……, ngày  tháng  năm 20…

  

 Kính gi: Tổng cục Lâm nghiệp

 Căn cứ kết quả khảo nghiệm giống (hoặc trồng sản xuất thử nghiệm giống) cây trồng lâm nghiệp, chúng tôi làm đơn này đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

Tên chủ sở hữu giống:

 (tổ chức, cá nhân)

 
Địa chỉ:

 (kèm số Điện thoại/Fax/E- mail nếu có)

 
Tên giống cây trồng lâm nghiệp 1 .Tên khoa học:

 2. Tên Việt Nam:

 3. Mã số thí nghiệm:

4.Tổ hợp lai:

 5. Xuất xứ:

 6.Giống đột biến:

Lý lịch giống □ Giống nhập nội

 □ Giống tuyển chọn

 □ Giống lai tạo và công thức lai

 □ Cây đầu dòng chọn từ:

 – Rừng tự nhiên

 – Rừng trồng

 – Tổ hợp lai nhân tạo

 – Lai tự nhiên.

Tóm tt tóm trình chọn, tạo; khảo nghiệm (trong phòng, ngoài thực địa): – Địa điểm

 – Thời gian

 – Điều kiện lập địa

 – Qumô diện tích

 – Số lần lặp

Những đặc điểm ưu việt của giống so với giống hiện hành ở thời điểm đề nghị công nhận – Sinh trưởng

 – Năng suất

 – Chất lượng

 – Khả năng chống chịu

  


Nơi nhận:

 Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)

  

 Mẫu số 02: Báo cáo kết quả khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

 TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số:    /……

 ……., ngày … tháng  năm 20…

  

 BÁO CÁO
KẾT QUẢ TRNG KHẢO NGHIỆM HOẶC TRNG SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM

 I. ĐẶT VẤN Đ

 II. VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIM VÀ PHƯƠNG PHÁP

 1. Vật liệu trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

 2. Thời gian trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

 3. Địa điểm và điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm.

 3.1. Địa điểm khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

 3.2. Điều kiện khí hậu và đất đai khu vực khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

 4. Phương pháp nghiên cứu

 4.1. Thiết kế khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

 4.2. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm.

 4.3. Thu thập và xử lý số liệu

 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

 4.1. Kết luận

 4.2. Đề nghị

  


Nơi nhận:

 Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)

 Mẫu số 03. Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số:     /QĐ-BNN-TCLN

 Hà Nội, ngày  tháng  năm …..

  

 QUYẾT ĐỊNH

 Về việc công nhận ging cây trng lâm nghiệp

 BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

 Căn cứ Thông tư số     /2018/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; qun lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

 Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tng cục Lâm nghiệp,

 QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp do ……. nghiên cứu chọn tạo.

 – Tên giống cây trồng lâm nghiệp; mã s ging:

 – Tác giả:

 – Những thông tin cơ bản của khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm:

 – Điều kiện tự nhiên nơi khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm: Đặc điểm địa lý, khí hậu, đất đai:

 – Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cơ bản áp dụng cho khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm

 – Năng suất, chất lượng:

 – Vùng áp dụng đối với giống được công nhận:

 Điều 2. Trách nhiệm thực hiện sau công nhận giống:

 Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

  


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT, TCLN.

 QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký tên, đóng dấu)
Họ và tên

  

 Mẫu số 04. Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số:     /……
V/v công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 ….., ngày  tháng  năm 20…

  

 Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 Căn cứ kết quả xây dựng nguồn giống và tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và công nhận nguồn giống sau đây:

Tên chủ nguồn giống

 (tổ chức, cá nhân)

 
Địa chỉ

 (Kèm số điện thoại/Fax/E-mail nếu có)

 
Loài cây 1. Tên khoa học

 2. Tên Việt Nam

Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống – Tỉnh:… Huyện:… Xã:…

 – Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường, công ty, tổ chức khác:

 – Vĩ đ…. Kinh đ…..

 – Độ cao trên mặt nước biển:

Các Thông tin chi tiết về nguồn giống đề nghị công nhận:

 1. Năm trồng:

 2. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính):

 3. Sơ đồ bố trí cây trồng:

1. Diện tích:

 2. Chiều cao trung bình (m):

 3. Đường kính trung bình ở vị trí 1.3m (m):

 4. Đường kính tán cây trung bình (m):

 5. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện tại (số cây/ha):

 6. Tình hình ra hoa, kết quả (hạt):

 7. Năng suất, chất lượng:

 8. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có):

Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có):
Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận:

 □ Vườn ging hữu tính

 □ Vườn giống vô tính

 □ Lâm phần tuyển chọn

 □ Rừng ging chuyển hóa

 □ Rừng giống trng

 □ Cây mẹ (cây trội)

 □ Vườn cây đầu dòng

  


Nơi nhận:

 Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)

 Mẫu số 05: Mẫu báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số:    /…….

 ….., ngày  tháng  năm 20…

 BÁO CÁO
KỸ THUẬT VỀ NGUỒN GING

 1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:

 Địa chỉ:

 Điện thoại:                                Fax:                              E-mail:

 2. Thông tin về nguồn giống:

 + Nguồn gốc.

 + Tuổi trung bình hoc năm trồng.

 + Nguồn vật liệu giống ban đầu.

 + Sơ đồ bố trí nguồn giống

 Diện tích trồng.

 + Các chỉ tiêu sinh trưng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân, đường kính tán.

 + Mật độ trồng (Cự ly trồng); Mật độ hiện tại.

 + Tình hình ra hoa kết quả, kết hạt.

 + Tóm tắt các biện pháp lâm sinh đã áp dụng: xử lý thực bì, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa…

 3. Kết lun và đề ngh:

  


Nơi nhận:

 Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên)

 Mẫu số 06. Quyết định công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số:    /QĐ-……

 Hà Nội, ngày  tháng năm ……

  

 QUYẾT ĐỊNH
V
ề việc công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 Căn cứ …..;

 Căn cứ Thông tư số    /2018/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

 Theo đề nghị của …….

 QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Công nhận nguồn giống (chi tiết loài cây, diện tích, loại, nguồn giống, mã số nguồn ging, địa điểm, thời hạn sử dụng, số lượng tối đa vật liệu ging có thể cung cấp trong 1 năm và chủ nguồn ging).

 Điều 2. Trách nhiệm của chủ nguồn giống.

 Điều 3. Chánh Văn phòng cơ quan thực hiện công nhận nguồn giống, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ nguồn giống chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

  


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT,…

 QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký tên, đóng dấu)

 Họ và tên

 Mẫu số 07. Bảng kê vật liệu giống đối với lô hạt giống

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 BẢNG KÊ VẬT LIỆU GING
(Đối với lô hạt ging)

 Tên chủ vật liệu giống ………………………………………………………………………………………………

 Địa chỉ ……………………………………………………  Điện thoại: ……………………………………………

 Quyết định công nhận nguồn giống: ……………………………………………………………………………

 Mã số nguồn ging………………………………………………………………………………………………….

 Số TT

 Tên loài cây

 Khi lượng hạging thu hái

 Khối lượng hạt giống xuất bán

 Ghi chú

 Tháng, năm

 Khối lưng (kg)

 Tên khách hàng

 Địa chỉ

 Khối lưng (kg)

Tổng số

 ……., ngày…. tháng ….năm….
Tổ chức, cá nhân lập bảng kê vật liệu giống (ký tên và đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đi với cá nhân)

 Mẫu số 08. Bảng kê vật liệu giống đối với cây giống trong bình mô

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 BẢNG KÊ VẬT LIỆU GING
(Đối với cây giống trong bình mô)

 Tên chủ vật liệu giống ………………………………………………………………………………………………

 Địa chỉ ……………………………………………………  Điện thoại: ……………………………………………

 Quyết định công nhận giống: …………………………………………………………………………………….

 Mã số giống được công nhận ……………………………………………………………………………………

 Số TT

 Tên giống

 Số lượng cây trong bình mô sản xuất

 Số lượng cây trong bình mô xuất bán

 Ghi chú

 Tháng, năm

 Số lượng

 Tên khách hàng

 Địa chỉ

 Số lượng

 Bình

 Cây

 Bình

 Cây

 Tng s

 

 …., ngày …. tháng ….năm….
Tổ chức, cá nhân lập bảng kê vật liệu giống (ký tên và đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

 Mẫu số 09. Bảng kê vật liệu giống đối với cây giống

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 BẢNG KÊ VẬT LIỆU GING
(Đối với lô cây giống)

 Tên chủ vật liệu giống ………………………………………………………………………………………………

 Địa chỉ ……………………………………………………  Điện thoại: ……………………………………………

 Quyết định công nhận giống hoặc nguồn giống: ……………………………………………………………

 Mã số giống hoặc nguồn giống được công nhận …………………………………………………………..

 ố TT

 Tên loài cây/ tên giống

 Số lượng cây giống sản xuất

 Số lượng cây ging xuất bán

 Ghi chú

 Tháng, năm

 Số lượng (cây)

 Tên khách hàng

 Địa chỉ

 Số lượng (cây)

 Tng s

 

 …., ngày …. tháng ….năm….
Tổ chức, cá nhân lập bảng kê vật liệu giống (ký tên và đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

  

 PHỤ LỤC III

 QUY ĐỊNH VỀ MÃ SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP VÀ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 A. Mã số giống câtrồng lâm nghiệp được công nhận

 Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận có 4 thành phần:

 1. Thành phần thứ nhất:

 Gồm các chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt (Ví dụ: Bạch đàn là BĐ; Keo lá tràm là KLT…). Trường hợp là cây lai thì lấy chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt và chữ cái tiếp theo là L (Ví dụ: Keo lai là KL; Bạch đàn lai là BĐL).

 2. Thành phần thứ hai:

 Gồm 2 chữ cái viết in hoa biểu thị chữ cái đầu của tên địa danh cấp xã, nơi đã trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm thành công giống cây trồng lâm nghiệp.

 3. Thành phần thứ ba:

 Gồm 2 chữ số cuối của năm công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

 4. Thành phần thứ tư:

 Gồm 2 chữ số, là số thứ tự của giống được công nhận theo trình tự thời gian.

 Ví d:

 1. Một giống Keo tai tượng đã được khảo nghiệm thành công tại Ba Vì (Hà Nội), được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và công nhận đầu tiên vào năm 2018 sẽ có mã số như sau:

 KTT.BV.18.01

 2. Một cá thể cây lai giữa Tràm cừ và Tràm lá dài được tạo ra do lai giống nhân tạo giữa hai loài này, được trồng khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm thành công lần đầu tại xã Long Đất (Long An) và được Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, công nhận vào năm 2018 và theo thứ tự công nhận là thứ 4 sẽ có mã số như sau:

 TL.LĐ.18.04

 B – Mã số nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận

 1- Bảng quy định mã số các tỉnh:

 TT

 Vùng, Tỉnh

 Mã số

 TT

 Vùng, Tỉnh

 Mã số

 I

VÙNG ĐÔNG BẮC

 VI

VÙNG NAM TRUNG B
Cao Bằng

 01

Thành phố Đà Nng

 33

Bắc Kạn

 02

Quảng Nam

 34

Lạng Sơn

 03

Quảng Ngãi

 35

Bc Giang

 04

Bình Định

 36

Bắc Ninh

 05

Phú Yên

 37

Quảng Ninh

 06

  Khánh Hòa

 38

Thành phố Hải Phòng

 07

Ninh Thuận

 39

 II

VÙNG TRUNG TÂM Bình Thuận

 40

Hà Giang

 08

 VII

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

Lào Cai

 09

Kon Tum

 41

  Tuyên Quang

 10

Gia Lai

 42

Yên Bái

 11

Đk Nông

 43

  Thái Nguyên

 12

Đk Lắk

 44

Phú Thọ

 13

Lâm Đồng

 45

Vĩnh Phúc

 14

 VIII

VÙNG ĐÔNG NAM B

 

 III

VÙNG TÂY BC Bình Phước

 46

Điện Biên

 15

Tây Ninh

 47

Lai Châu

 16

Bình Dương

 48

Sơn La

 17

Thành phố Hồ Chí Minh

 49

Hòa Bình

 18

Bà Rịa – Vũng Tàu

 50

 IV

VÙNG ĐB SÔNG HỒNG

 

  Đồng Nai

 51

Thành phố Hà Nội

 19

 IX

VÙNG TÂY NAM B

 

  Hải Dương

 20

Long An

 52

Hưng Yên

 22

An Giang

 53

Hà Nam

 23

Đồng Tháp

 54

Nam Đnh

 24

Tiền Giang

 55

Ninh Bình

 25

Vĩnh Long

 56

Thái Bình

 26

Kiên Giang

 57

 V

VÙNG BC TRUNG BỘ Hu Giang

 58

  Thanh Hóa

 27

Cn Thơ

 59

  Ngh An

 28

  Bến Tre

 60

Hà Tĩnh

 29

Trà Vinh

 61

  Quảng Bình

 30

Sóc Trăng

 62

  Quảng Tr

 31

Bạc Liêu

 63

  Thừa Thiên – Huế

 32

Cà Mau

 64

 2- Bảng quy định mã số loại hình nguồn giống:

 Loi hình

 Mã số

 Loi hình

 Mã số

Lâm phn tuyn chọn

 T

Vườn ging hữu tính

 H

Rừng giống chuyển hóa từ rừng tự nhiên

 N

Vườn ging vô tính

 V

Rừng giống chuyển hóa từ rừng trồng

 C

Cây mẹ (cây trội)

 M

Rừng giống trồng

 R

Vườn cây đầu dòng

 D

 3- Quy định cách lập mã số nguồn giống:

 Mã số nguồn giống trong cả nước được lập theo quy định sau:

 Mã số gồm 1 chữ cái và 4 chữ s

 – Chữ cái biểu thị loại hình nguồn giống (8 loại hình). Mã số loại hình nguồn giống được ghi theo khoản 2 mục B phụ lục này.

 – 2 số tiếp theo biểu thị mã số tỉnh nơi có nguồn giống. Mã số của tỉnh được ghi theo khoản 1 mục B phụ lục này.

 – 2 chữ số cuối cùng biểu thị số thứ tự nguồn giống được công nhận theo trình tự thời gian.

 Ví dụ:

 1. Vườn giống vô tính loài cây Sở tại Lâm trường Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là nguồn giống thứ 18 được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, công nhận sẽ được cấp mã số như sau:

 V.28.18

 2. Rừng giống chuyển hóa từ rừng trồng loài cây Trám trắng của Lâm trường Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa là nguồn giống thứ 5 được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa thẩm định và công nhận sẽ được cấp mã s như sau:

 C.27.05

 3. Vườn cung cấp hom giống cây Keo lai BV10 của Trung tâm giống Nông lâm nghiệp tnh Bình Định là nguồn giống thứ 2 được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định tổ chức thẩm định và công nhận sẽ được cấp mã s như sau:

 D.36.02

 

 

 

 

 

 

 

 Tag: thông tư 30/2018/tt-bnnptnt