Thông tư 37/2020/TT-BTTTT của Bộ thông tin và truyền thông

 BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
——–

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 37/2020/TT-BTTTT

 Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2020

  

 THÔNG TƯ

 QUY HOẠCH SỬ DỤNG KÊNH TẦN SỐ CHO TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT BĂNG TẦN 470-694 MHZ

 Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

 Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

 Căn cứ Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;

 Căn cứ Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện,

 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình số mặt đất băng tần 470-694 MHz

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

 1. Phạm vi điều chỉnh:

 Thông tư này quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình số mặt đất băng tần 470-694 MHz tại Việt Nam.

 2. Đối tượng áp dụng:

 Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thiết bị vô tuyến điện tại Việt Nam.

 Điều 2. Giải thích từ ngữ

 Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 1. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng toàn quốc (sau đây viết tắt là: Đơn vị TDPS toàn quốc) là tổ chức có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật để thiết lập mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên phạm vi toàn quốc.

 2. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng khu vực (sau đây viết tắt là: Đơn vị TDPS khu vực) là tổ chức có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật để thiết lập mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên phạm vi khu vực.

 3. Mạng đơn tần là mạng gồm nhiều máy phát sóng truyền hình hoạt động đồng bộ với nhau trên cùng một kênh tần số, truyền tải dữ liệu giống nhau.

 4. Giấy phép, trừ trường hợp tại khoản 1 và 2 Điều này, được hiểu là giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cấp cho đơn vị TDPS.

 5. Khu vực Tây Bắc là khu vực gồm các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hòa Bình.

 6. Khu vực Bắc Bộ là khu vực gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang.

 7. Khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

 8. Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là khu vực gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.

 9. Khu vực Nam Bộ là khu vực gồm các tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa- Vùng Tàu, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

 Điều 3. Nội dung quy hoạch

 1. Phân kênh tần số cho truyền hình số mặt đất băng tần 470-694 MHz theo bảng dưới đây:

 Kênh

 Giới hạn kênh (MHz)

 Tần số trung tâm

 (MHz)

 Kênh

 Giới hạn kênh (MHz)

 Tần số trung tâm

 (MHz)

 21

 470-478

 474

 35

 582 – 590

 586

 22

 478 -486

 482

 36

 590 – 598

 594

 23

 486-494

 490

 37

 598 – 606

 602

 24

 494-502

 498

 38

 606 – 614

 610

 25

 502 – 510

 506

 39

 614 – 622

 618

 26

 510 – 518

 514

 40

 622 – 630

 626

 27

 518-526

 522

 41

 630 – 638

 634

 28

 526 – 534

 530

 42

 638 – 646

 642

 29

 534 – 542

 538

 43

 646 – 654

 650

 30

 542 – 550

 546

 44

 654 – 662

 658

 31

 550 – 558

 554

 45

 662 – 670

 666

 32

 558 – 566

 562

 46

 670 – 678

 674

 33

 566 – 574

 570

 47

 678 – 686

 682

 34

 574 – 582

 578

 48

 686 – 694

 690

 2. Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình số mặt đất đoạn băng tần 470-606 MHz như sau:

 a) Các kênh tần số 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 được quy hoạch cho truyền hình số mặt đất toàn quốc, trong đó mỗi đơn vị TDPS toàn quốc được xem xét cấp giấy phép để sử dụng không quá 04 kênh tần số, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này.

 b) Các kênh tần số 35, 36, 37 được quy hoạch cho truyền hình số mặt đất khu vực Bắc Bộ, được xem xét cấp phép cho đơn vị TDPS khu vực, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này.

 c) Các kênh tần số 33, 34, 35 được quy hoạch cho truyền hình số mặt đất khu vực Nam Bộ, được xem xét cấp phép cho đơn vị TDPS khu vực, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này.

 d) Các kênh tần số 36, 37 được quy hoạch cho truyền hình số mặt đất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, được xem xét cấp phép cho đơn vị TDPS khu vực, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này.

 đ) Các kênh tần số 33, 34 được quy hoạch cho truyền hình số mặt đất khu vực Tây Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ, được xem xét cấp phép cho đơn vị TDPS khu vực, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này.

 e) Các kênh tần số được quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản này còn có thể được xem xét để đơn vị TDPS toàn quốc, đơn vị TDPS khu vực sử dụng nhằm giải quyết một trong những trường hợp sau đây: can nhiều có hại xuyên biên giới; thực hiện kết quả phối hợp tần số biên giới; phủ sóng vùng lõm, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

 3. Trường hợp đơn vị TDPS có nhu cầu được gia hạn giấy phép đã được cấp trong đoạn băng tần 606-694 MHz trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được xem xét gia hạn với tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá mười năm. Trường hợp cấp lần đầu có thời hạn mười năm thì chỉ được xem xét gia hạn tối đa là một năm.

 4. Trường hợp đơn vị TDPS có nhu cầu được cấp giấy phép để sử dụng cùng kênh tần số với giấy phép đã được cấp trong đoạn băng tần 606-694 MHz và còn thời hạn hiệu lực thì được xem xét cấp phép với thời hạn của giấy phép không vượt quá 31/12/2028. Đơn vị TDPS phải tự chịu trách nhiệm với tất cả các vấn đề liên quan, kể cả kinh phí phát sinh (nếu có) khi thời hạn của giấy phép không vượt quá 31/12/2028.

 5. Tại khu vực Bắc Bộ và khu vực Nam Bộ (ngoại trừ các điểm phát sóng tại Núi Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Núi Cấm – An Giang, Núi Chứa Chan – Đồng Nai, Núi Bà Đen – Tây Ninh, Núi Bà Rá – Bình Phước), các đơn vị TDPS có trách nhiệm triển khai phát sóng truyền hình số mặt đất mạng đơn tần.

 6. Khuyến khích phát sóng truyền hình số mặt đất mạng đơn tần tại khu vực Tây Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

 7. Các đơn vị TDPS có trách nhiệm phối hợp với nhau để tránh gây nhiễu có hại.

 Điều 4. Điều khoản thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

 2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cực Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) để được hướng dẫn, xem xét giải quyết./.

  

 

 Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ TT&TT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cổng Thông tin điện tử;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Các đơn vị, doanh nghiệp TDPS truyền hình số mặt đất;
– Các doanh nghiệp viễn thông;
– Lưu: VT, CTS.250

 BỘ TRƯỞNG

 Nguyễn Mạnh Hùng