Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT của Bộ giao dục và đào tạo

 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 ___________

 Số: 42/2020/TT-BGDĐT

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 _______________________

 Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2020

 

 

 THÔNG TƯ

 Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục

 ______________

 

 Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

 Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

 Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.

 Điều 1. Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục

 Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

 1. Chỉ thị số 17/CT-LT ngày 18 tháng 9 năm 1993 liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam về việc tổ chức cuộc vận động “Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” trong cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục – đào tạo.

 2. Thông tư số 18/TTLT ngày 18 tháng 9 năm 1993 liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Công đoàn giáo dục Việt Nam hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” trong cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục – đào tạo.

 3. Chỉ thị số 11/CTLT ngày 01 tháng 7 năm 1995 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo với Công đoàn giáo dục Việt Nam đẩy mạnh công tác xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hóa” trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục – đào tạo.

 4. Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện thu chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 5. Thông tư liên tịch số 66/1998/TTLT-GD&ĐT-TC ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện miễn thu học phí đối với học sinh, sinh viên.

 6. Thông tư liên tịch số 23/1998/TT-LB quy định về nhiệm vụ, tổ chức thực hiện công tác Nha học đường.

 7. Thông tư liên tịch số 38/2001/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2001 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 54/1998//TTLT-BGDĐT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 1998 về thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

 8. Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT ngày 14 tháng 4 năm 2005 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

 9. Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 10. Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 11. Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 4 năm 2012 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế phối hợp cung cấp thông tin cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”, phục vụ quản lí công tác tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

 12. Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

 13. Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

 Điều 2. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục

 Bãi bỏ cụm từ “vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn” tại khoản 1, khoản 2 Mục II và bãi bỏ khoản 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

 Điều 3. Hiệu lực thi hành

 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2020.

 Điều 4. Trách nhiệm thi hành

 Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giám đốc sở giáo dục và đào tạo; giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học; hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm; hiệu trưởng trường trung cấp sư phạm và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

 – Văn phòng Quốc hội;

 – Văn phòng Chính phủ;

 – UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

 – Ban Tuyên giáo Trung ương;

 – Hội đồng QGGDPTNL;

 – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

 – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

 – Công báo;

 – Cổng TTĐT Chính phủ;

 – Cổng TTĐT Bộ GDĐT;

 – Như Điều 4 (để thực hiện);

 – Lưu: VT, Vụ PC (10).

 KT. BỘ TRƯỞNG

 THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 Nguyễn Văn Phúc