Thông tư 84/2020/TT-BTC của Bộ tài chính

 BỘ TÀI CHÍNH
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 84/2020/TT-BTC

 Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2020

  

 THÔNG TƯ

 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

 Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

 Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

 Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 195/2013/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

 1. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2 khoản 2 Điều 12 như sau:

 “2.2. Kế hoạch thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước được lập hàng năm, gửi Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.”

 2. Bổ sung điểm 2.4 khoản 2 Điều 12 như sau:

 “2.4. Phương thức gửi kế hoạch tài chính thực hiện dưới hình thức văn bản giấy theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính.”

 3. Bổ sung điểm 2.3 khoản 2 Điều 13 như sau:

 “2.3. Phương thức gửi báo cáo tài chính thực hiện dưới hình thức văn bản giấy theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính.”

 Điều 2. Bổ sung khoản 7 Điều 10 Thông tư số 01/2017/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:

 “7. Thời gian chốt số liệu và phương thức gửi báo cáo:

 a) Thời gian chốt số liệu:

 – Thời gian chốt số liệu kế hoạch tài chính quy định tại khoản 1 Điều này: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm kế hoạch đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch.

 – Thời gian chốt số liệu báo cáo tài chính quý, năm quy định tại khoản 4 Điều này:

 + Đối với báo cáo tài chính quý: Tính từ ngày đầu tiên của quý báo cáo đến ngày cuối cùng của quý báo cáo (đối với số liệu lũy kế là ngày đầu năm báo cáo).

 + Đối với báo cáo tài chính năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.

 b) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

 c) Nội dung, thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo đột xuất quy định tại khoản 6 Điều này thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước.”

 Điều 3. Bổ sung khoản 4 Điều 8 Thông tư số 53/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ như sau:

 “4. Thời gian chốt số liệu và phương thức gửi báo cáo:

 a) Thời gian chốt số liệu báo cáo quý, năm: Tính từ thời điểm bắt đầu lấy số liệu đến hết thời điểm kết thúc lấy số liệu (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định). Thời điểm bắt đầu lấy số liệu là ngày đầu tiên của quý, năm báo cáo (đối với số liệu lũy kế là ngày đầu năm báo cáo); thời điểm kết thúc lấy số liệu là ngày cuối cùng của quý, năm báo cáo.

 b) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

 c) Nội dung, thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.”

 Điều 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 Thông tư số 16/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

 “2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

 a) Định kỳ 06 tháng (trước ngày 31/8) và hàng năm (trước ngày 30/4 năm kế tiếp), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, cụ thể theo các chỉ tiêu sau (có phân theo loại hình tổ chức tín dụng):

 – Số lượng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 – Tổng số vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tài sản có, tổng dư nợ, tổng huy động vốn, tỷ lệ nợ xấu và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 – Tổng số lợi nhuận (lỗ) và số lượng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động có lợi nhuận (bị lỗ).

 – Tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ.

 – Các chỉ tiêu, nội dung khác có liên quan.

 – Các vi phạm về chế độ tài chính của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hiện trong quá trình thanh tra, giám sát.

 b) Thời gian chốt số liệu:

 – Đối với báo cáo 06 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

 – Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

 c) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 Thông tư số 18/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:

 “2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của tổ chức tài chính vi mô.

 a) Định kỳ 06 tháng và hàng năm gửi báo cáo thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của tổ chức tài chính vi mô và các vi phạm về chế độ tài chính của tổ chức tài chính vi mô được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát (nếu có). Đối với báo cáo 06 tháng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 8; đối với báo cáo năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 4 năm sau.

 b) Thời gian chốt số liệu:

 – Đối với báo cáo 06 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

 – Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

 c) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 6. Bổ sung điểm c và điểm d khoản 2 Điều 12 Thông tư số 19/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam như sau:

 “c) Thời gian chốt số liệu:

 – Đối với báo cáo 06 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

 – Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

 d) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 Thông tư số 20/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân như sau:

 “2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 2.1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 31/8) và hàng năm (trước ngày 30/4 năm kế tiếp) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, cụ thể theo các chỉ tiêu sau:

 a) Số lượng quỹ tín dụng nhân dân (trong đó, nêu rõ số lượng quỹ tín dụng nhân dân bị lỗ, số lượng quỹ tín dụng nhân dân không bị lỗ, số lượng quỹ tín dụng nhân dân lãi);

 b) Tổng số lãi; tổng số lỗ;

 c) Các vi phạm về chế độ tài chính của các quỹ tín dụng nhân dân được phát hiện trong quá trình thanh tra, giám sát (nếu có).

 2.2. Thời gian chốt số liệu:

 a) Đối với báo cáo 06 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

 b) Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

 2.3. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 8. Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 23 Thông tư số 11/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài như sau:

 “c) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 9. Bổ sung khoản 4 Điều 13 Thông tư số 101/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế như sau:

 “4. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 10. Bổ sung khoản 4 Điều 13 Thông tư số 102/2017/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino như sau:

 “4. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 11. Bổ sung một số Điều của Thông tư số 86/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:

 1. Bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:

 “3. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin chuyên dùng;

 d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 2. Bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:

 “3. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin chuyên dùng;

 d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 12. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 23 Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 2 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương như sau:

 “4. Cơ quan nhận và phương thức gửi báo cáo:

 a) Cơ quan nhận báo cáo:

 Các báo cáo quy định tại Khoản 2 Điều này được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

 b) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 13. Bổ sung điểm 4.4 khoản 4 Điều 16 Thông tư số 62/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 và Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

 “4.4. Thời hạn, thời gian chốt số liệu và phương thức gửi báo cáo nghiệp vụ và báo cáo thu nhập, chi phí:

 a) Thời hạn gửi báo cáo:

 – Báo cáo quý: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý của năm tài chính.

 – Báo cáo năm: Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;

 b) Thời gian chốt số liệu báo cáo quý, năm: Thời điểm bắt đầu lấy số liệu là ngày đầu tiên của quý, năm báo cáo; Thời điểm kết thúc lấy số liệu là ngày cuối cùng của quý, năm báo cáo.

 c) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 14. Bổ sung điểm 2.3 và điểm 2.4 khoản 2 mục IX Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:

 “2.3. Thời gian chốt số liệu báo cáo quý, năm; Thời điểm bắt đầu lấy số liệu là ngày đầu tiên của quý, năm báo cáo; Thời điểm kết thúc lấy số liệu là ngày cuối cùng của quý, năm báo cáo.”

 2.3. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 15. Bổ sung khoản 7 Điều 19 Thông tư số 132/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam như sau:

 “7. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 16. Bổ sung khoản 2 Điều 20 Thông tư số 15/2019/TT-BTC ngày 18 tháng 03 năm 2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

 “2. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 c) Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 17. Sửa đổi khoản 3 Điều 8 Thông tư số 08/2017/TT-BTC ngày 24 tháng 01 năm 2017 hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Quỹ Bảo vệ môi trường như sau:

 “3. Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này. Định kỳ hàng quý (trước ngày 25 của tháng đầu Quý sau) và hàng năm (trước ngày 31 tháng 3 của năm sau), bên nhận ký quỹ gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý và sử dụng tiền ký quỹ theo Phụ lục kèm theo Thông tư này.

 a) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thời điểm bắt đầu lấy số liệu là ngày đầu tiên của quý, năm báo cáo; Thời điểm kết thúc lấy số liệu là ngày cuối cùng của quý, năm báo cáo.

 b) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

 – Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

 – Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

 – Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.”

 Điều 18. Điều khoản thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.

 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;

– Văn phòng TW và các ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu VT, Vụ TCNH. (Pxs) (270b)

 KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 Huỳnh Quang Hải