Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

 Quyền tác giả là gì

Quyền tác giả hay tác quyền là bản quyền hoặc độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau khi qua đời. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn.

 Ví dụ về quyền tác giả

 Nhạc sỹ Đạt G là người đã sáng tác ra bài hát : Anh cứ đi đi do đó nhạc sỹ Đạt G là người có quyền tác giả đối với tác phẩm Anh cứ đi đi

 So sánh quyền tác giả và quyền liên quan

 1. Khái niệm

 Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

 Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. (Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT)

 Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả; quyền liên quan là quyền được trao cho một, một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng.

  Ví dụ: Đối với một bài hát, quyền tác giả bảo hộ phần nhạc của nhạc sỹ và phần ca từ của người viết lời, và quyền liên quan sẽ được áp dụng đối với:

 – Phần biểu diễn của nhạc công và ca sỹ trình bày bài hát đó;

 – Bản ghi âm, ghi hình chứa bài hát đó của nhà sản xuất;

 – Chương trình phát sóng của tổ chức sản xuất chương trình chứa bài hát đó.

 2. Điểm giống nhau

 – Quyền tác giả và quyền liên quan cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật. đạo đức.

 – Căn cứ xác lập quyền tác giả và quyền liên quan không cần thực hiện bất cứ thủ tục chính thức nào. Một tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ ngay khi ra đời mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính hay chính thức nào khác

 + Tuy nhiên, chủ thể của quyền tác giả, quyền liên quan vẫn có thể thực hiện thủ tục đăng ký. Ý nghĩa của việc đăng ký là đảm bảo quyền lợi của chủ thể khi có tranh chấp xảy ra.

 – Đối với những quyền tài sản thuộc quyền tác giả và quyền liên quan, đây là quyền chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết thời hạn bảo hộ, chúng sẽ không được bảo hộ nữa và được coi là thuộc về sở hữu công cộng.

 3. Điểm khác nhau

Tiêu chí Quyền tác giả Quyền liên quan

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Đối tượng được bảo hộ

-Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí,..

 -Tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

-Cuộc biểu diễn

 -Bản ghi âm, ghi hình

 -Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá

Chủ thể được bảo hộ

Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả Người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng

Nội dung bảo hộ

Quyền nhân thân và quyền tài sản Chủ yếu là quyền tài sản, chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân.

Điều kiện bảo hộ

Có tính nguyên gốc; được định hình dưới một dạng vật chất nhất định; trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; không thuộc các đối tượng không thuộc quyền bảo hộ Có tính nguyên gốc, phải có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ

-Các quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;

 -Các quyền tài sản: Có thời hạn bảo hộ như sau:

 -Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

 -Tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

-Quyền của người biểu diễn: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

 -Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

 -Quyền của tổ chức phát sóng: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

 Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

 Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

  • (1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai);

 Lưu ý: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

  • (2) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • (3) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • (4) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • (5) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có)
  • (6) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

 Lưu ý: Các tài liệu (3), (4), (5) phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

 Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu

 Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.

 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

 Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

 Lệ phí đăng ký quyền tác giả

 Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 300.000 VND (Ba trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau. – Tác phẩm kiến trúc; – Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

 – Đối với quyền tác giảTác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Những tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

 Tờ khai đăng ký quyền tác giả

 MẪU SỐ 01
(Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL
Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

 1. Người nộp tờ khai:

 Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………

 Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):

 …………………………………………………………… … … … … … … … …

 Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

 Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

 …………………………………

 Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………..

 Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

 Số điện thoại: …………………………Email…..………………………………..

 Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả

 ………………………………………………………………… … … … … … … …

 2. Tác phẩm đăng ký:

 Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………

 Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ………………………………….

 Ngày hoàn thành tác phẩm: …………………………………………………….

 Công bố/chưa công bố: …………………………………………………………

 Ngày công bố: ……………………………………………………………………

 Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình):

 ………………………… … … … … … … … … … … … … … .. . … … … … … … ..

 Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………………………Nước…………………….

 Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):

 ……………………………………………………………………………………

 …………………………………………………………………………………….

 …………………………………………………………………………………….

 3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

 Tên tác phẩm gốc:…………………………………………………………………

 Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………………………………………….

 Tác giả của tác phẩm gốc:………………………………Quốc tịch:…………….

 Chủ sở hữu tác phẩm gốc:…………………………………………………………

 (Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin

 ……………………………………………………………………………………..)

 4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):

 Họ và tên:…………………………Quốc tịch……………………………………

 Bút danh:…………………………………………………………………………

 Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

 Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu: ………

 Ngày cấp: ………………………….tại: ………………………………………….

 Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

 Số điện thoại………………………Email………………………………………

 5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

 Họ và tên/Tên tổ chức:…………………Quốc tịch………………………………

 Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

 Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

 ……………………………………

 Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………

 Địa chỉ: …………………………………………………………………………

 Số điện thoại: ………………………Email………………………………………

 Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế…):

 ……………………………………………………………………………………………………..

 6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

 Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:………………………………

 Cấp ngày………tháng..……năm………………………………………………….

 Tên tác phẩm:……………………………………………………………………

 Loại hình:…………………………………………………………………………

 Tác giả:………………………………Quốc tịch…………………………………

 Chủ sở hữu:………………………….Quốc tịch………………………………….

 Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

 ……………………………………… … … … … … … … … … … … … …

 Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……………………………………………

 Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 ………………, ngày…….tháng……..năm……..

 Người nộp đơn

 (họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

  

  

  

 tag: tuyên vụ dđăng tra cứu 1886 chi chế facebook án đặc giới mềm trạng in english sống triển trẻ em giám sát chiếm đoạt