Thủ tục nhượng quyền thương hiệu

 Nhượng quyền thương hiệu là gì

 Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là phương thức doanh nghiệp/cá nhân/tập thể cho phép người khác kinh doanh sản phẩm hoặc mô hình dưới tên thương hiệu của mình có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định. … Cá nhân/ doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền.

 Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

 Đối với Franchisor (Chủ thương hiệu)

 Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.
  • Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.
  • Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
  • Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.
  • Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…

 Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.

     Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.

  • Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.
  • Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu…

 Đối với Franchisee (Đối tác nhượng quyền)

 Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng được 1 thương hiệu tương đương
  • Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
  • Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.
  • Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
  • Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
  • Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
  • Quảng cáo tại nơi bán hàng.
  • Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
  • Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.

 Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Không phải là thương hiệu riêng của mình.
  • Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
  • Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
  • Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước.
  • Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
  • Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…

 Thủ tục nhượng quyền thương hiệu

 Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương hiệu:

 Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm:

 +Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu.

 + Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu.

 + Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam.

 + Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

 + Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

 Quy trình nhượng quyền thương hiệu

 Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Thương Mại

 Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

 Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ

 Lưu ý: Các thời hạn được nêu không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

 Bước 3: Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

 Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

 

 – Căn cứ Luật thương mại năm 2005;

 

 – Căn cứ Nghị định số 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;

 

 – Căn cứ vào nhu cầu và khả năng giữa các bên;

 

 Xem thêm: Nhờ người khác lấy hộ bằng lái xe? Ủy quyền lấy hộ bằng lái xe?

 

 Hôm nay ngày….. tháng …. năm 20…, tại……………………………….chúng tôi gồm:

 

 BÊN NHƯỢNG QUYỀN: Công ty ……………………..

 

 (Sau đây gọi tắt là Bên A)

 

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số………….do………………cấp ngày…/…/…

 

 Mã số thuế:  ………………

 

 Địa chỉ: ………….. ……         Điện thoại : ………..

 

 Người đại diện: Ông/Bà ………….     –    Chức vụ: Giám đốc

 

 BÊN NHẬN QUYỀN: Ông …………../Công ty…………………………

 

 Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền cá nhân, công ty viết tay, mẫu hợp đồng uỷ quyền mới nhất năm 2020

 

 (Sau đây gọi tắt là Bên B)

 

 Ngày sinh:

 

 Số CMND:                                        cấp ngày:                              tại:

 

 (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số………….do………………cấp ngày…/…/…)

 

 Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

 

 Tài khoản ngân hàng:…………………………………………………………………

 

 Xét thấy:

 

 Bên A là một pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam. Bên A là đơn vị đã thiết lập, vận hành, phát triển hệ thống dịch vụ cung cấp ……………… mang thương hiệu “…………..” (sau đây gọi là “………..”) trên lãnh thổ Việt Nam.

 Bên B là một pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam (cá nhân) có nhu cầu kinh doanh dịch vụ cung cấp ……………….. mang thương hiệu “………..” mà Bên A đang kinh doanh.

 

 Do đó, Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với nội dung chi tiết của bản hợp đồng như sau:

 

 ĐIỀU 1: NỘI DUNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

 

 1.1.   Bên A bằng hợp đồng này cho phép bên B được quyền tiến hành mở 01 cơ sở kinh doanh (sau đây gọi tắt là “Cửa hàng”) để kinh doanh dịch vụ cung cấp ……………….. mang thương hiệu “………..” theo hệ thống, thiết kế mà Bên A đã xây dựng, thiết lập, vận hành và Bên B được quyền gắn nhãn hiệu “………”, các chỉ dẫn thương mại khác như: kiểu dáng của sản phẩm, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bí mật kinh doanh, quảng cáo thuộc sở hữu của Bên A trong hoạt động kinh doanh tại Cửa hàng của Bên B, cụ thể như sau:

 

 – Được quyền sử dụng nhãn hiệu “…………..” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số………được…………cấp ngày…../…./….của Bên A để gắn lên các biển hiệu Cửa hàng, sản phẩm đồ uống trà sữa, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh tại Cửa hàng của Bên B.

 

 – Được quyền sử dụng kiểu dáng của sản phẩm trà sữa “………………” theo hình ảnh kèm theo hợp đồng này.

 

 – Được sử dụng khẩu hiệu kinh doanh của Bên A là:

 

 ………………………………………………………………………………………………

 – Được sử dụng biểu tượng kinh doanh của Bên A là:

 

 ………………………………………………………………………………………………

 

 – Được sử dụng bí mật kinh doanh của Bên A là các cách pha chế đồ uống, cách thức hoạt động, các định hướng kinh doanh, quảng cáo do bên A xây dựng để thực hiện hoạt động kinh doanh tại Cửa hàng của Bên B.

 

 – Được sử dụng các nội dung trong các băng zôn, biển hiệu quảng cáo của Bên A đã và đang sử dụng để quảng cáo cho Hệ thống khi bên B được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Quảng Cáo.

 

 1.2.  Trong khi thực hiện hợp đồng này, Bên B chịu sự kiểm soát của Bên A trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Cửa hàng.

 

 ĐIỀU 2: PHẠM VI NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

 

 2.1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại này chỉ có hiệu lực trong phạm vi trên lãnh thổ Việt Nam.

 

 2.2. Hình thức nhượng quyền: Không độc quyền

 2.3. Trong thời hạn hợp đồng này có hiệu lực, bên B được quyền mở 01 (một) Cửa hàng tại Việt Nam để tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức kinh doanh như đã nêu tại điều 1 của Hợp đồng này. Cửa hàng này sẽ được mở tại địa chỉ:

 

 ………………………………………………………………………………………………

 

 ………………………………………………………………………………………………

 

 Bên B chỉ được thay đổi địa điểm Cửa hàng hoặc mở thêm Cửa hàng thứ 2 trở lên khi được sự đồng ý của bên A bằng văn bản.

 

 Đồng thời, Bên A cam kết sẽ không trực tiếp hoặc thông qua bất kỳ hình thức gián tiếp nào để mở Cửa hàng khác mang thương hiệu “Bumba” trong phạm vi bán kính 1km xung quanh Cửa hàng trừ trường hợp được bên B đồng ý bằng văn bản.

 

 ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

 

 3.1. Bên A có các quyền sau đây:

 

 3.1.1. Quyền sở hữu về nhãn hiệu, thương hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, công thức pha chế, nguyên liệu pha chế và tất cả các tài sản vô hình khác mang tính chất nhận diện thương hiệu “……………”.

 3.1.2. Được thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn phí nhượng quyền thương mại theo Điều 6 của Hợp đồng này.

 

 3.1.3. Được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Bên B nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định của chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

 

 3.1.4. Được yêu cầu Bên B báo cáo các vấn đề trong quá trình kinh doanh và nhập liệu vào toàn bộ các phần mềm như phần mềm quản lý bán hàng, hệ thống tính tiền…. để Bên A thuận tiện trong quá trình giám sát hoạt động kinh doanh của Bên B.

 

 3.1.5. Bên A có quyền thay đổi phần mềm, hệ thống tính tiền, công thức pha chế và các tiêu chuẩn vận hành khác khi Bên A nhận thấy cần thiết.

 

 3.2. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

 

 3.2.1. Cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn về hệ thống dịch vụ cung cấp đồ uống và sản phẩm trà sữa mang thương hiệu “Bumba” cho bên B.

 

 3.2.2. Bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B danh mục chi tiết các hạng mục cần xây dựng, tài sản cần mua sắm để đảm bảo yêu cầu nhận diện thương hiệu nói trên (bao gồm thiết kế biển hiệu, nội ngoại thất, quầy bar, bàn ghế, cốc tách, vật dụng pha chế, menu, order, đồng phục, card visit, brochure) và hướng dẫn thiết kế, trưng bày, bài trí Cửa hàng cho Bên B theo chuẩn chung của hệ thống.

 

 3.2.3. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên B để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống bên A đã xây dựng.

 3.2.4. Bên A chịu trách nhiệm với các khoản chi phí liên quan đến quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên ban đầu cho Bên B.

 

 3.2.5. Bên A cam kết đảm bảo:

 

 – Đào tạo nhân viên và cán bộ quản lý cho Bên B để đạt trình độ theo tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ theo tiêu chuẩn chung của Hệ thống.

 

 – Đảm bảo bên B được mua nguyên liệu tại nhà cung cấp của cả Hệ thống, đảm bảo giá mua không cao hơn giá ngoài thị trường.

 

 – Hướng dẫn cho bên B công thức pha chế để đảm bảo chất lượng đồ uống theo tiêu chuẩn chung của Hệ thống.

 

 – Đảm bảo các nội dung nhượng quyền thương mại trong Hợp đồng này phù hợp với quy định pháp luật.

 

 –  Đảm bảo tất cả các điều chỉnh của Hệ thống về đồ uống, phong cách phục vụ, kiến trúc, bài trí và các yếu tố nhận diện thương hiệu khác sẽ được đồng nhất và được áp dụng tại Cửa hàng và không bị tranh chấp từ bên thứ ba khác.

 

 3.2.6. Đối xử bình đẳng và tôn trọng với bên B như các thương nhân nhận nhượng quyền khác trong cùng Hệ thống của Bên A.

 3.2.7. Nghiên cứu thị trường, thực hiện các hình thức quảng cáo, xúc tiến thương mại.

 

 ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA B

 

 4.1. Bên B có những quyền sau đây:

 

 4.1.1. Được yêu cầu bên A cung cấp đầy đủ các thông tin, trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến Hệ thống thương hiệu trà sữa Bumba để có thể hoạt động.

 

 4.1.2. Được yêu cầu bên A đối xử bình đẳng như với các thương nhân nhận quyền khác trong cùng hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên A.

 

 4.1.3. Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, Bên B được quyền sử dụng nhãn hiệu “……….” để thực hiện hoạt động kinh doanh tại Cửa hàng nhưng phải đảm bảo uy tín của thương hiệu. Bên B có quyền sử dụng nhãn hiệu “……….” để cung ứng dịch vụ đồ uống và sản phẩm trà sữa theo tiêu chuẩn, chất lượng được áp dụng theo hệ thống “………”. Những tiêu chuẩn này là tập hợp các yếu tố đặc trưng riêng để nhận diện thương hiệu ……….., bao gồm các yếu tố về chất lượng đồ uống của sản phẩm trà sữa, về phong cách phục vụ và các yếu tố nhận biết được bằng thị giác như kiến trúc, bài trí, trang phục.

 

 4.2. Bên B có các nghĩa vụ như sau:

 

 4.2.1. Trả phí nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại này theo quy định tại Điều 6 của Hợp đồng.

 4.2.2. Tự mình đầu tư các cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực theo yêu cầu của Bên A bao gồm:

 

 – Trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng thuê mặt bằng/ cửa hàng với bên cho thuê sau khi được Bên A phê duyệt về địa điểm Cửa hàng của Bên B;

 

 – Thanh toán toàn bộ chi phí đầu tư để Cửa hàng theo chuẩn của Hệ thống, bao gồm cả thanh toán tiền lương cho nhân viên làm việc tại cửa hàng của Bên B.

 

 4.2.3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên A; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của Bên A;

 

 4.2.4. Giữ bí mật về bí mật kinh doanh, công thức pha chế của sản phẩm trà sữa mang thương hiệu “…..” của Bên A kể từ ngày ký hợp đồng và có trách nhiệm bảo mật thông tin ngay cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

 

 4.2.5. Chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “…….”, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác hoặc hệ thống của bên A khi Hợp đồng kết thúc hoặc chấm dứt mà các bên không có thỏa thuận gia hạn Hợp đồng.

 

 4.2.6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại, cùng bên A xây dựng và bảo vệ uy tín, hình ảnh thương hiệu dịch vụ cung cấp đồ uống và sản phẩm trà sữa “……”.

 

 4.2.7. Không được nhượng lại các quyền và nghĩa vụ liên quan được quy định trong hợp đồng này cho bên thứ ba khác khi không có sự chấp thuận của bên A bằng văn bản.

 4.2.8. Báo ngay cho bên A nếu phát hiện bên thứ ba có bất kỳ vi phạm về sở hữu trí tuệ nào có thể ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu trà sữa “…………”.

 

 4.2.9. Đề xuất để bên A đưa vào áp dụng các ý tưởng, phương pháp để cải tiến Hệ thống trên.

 

 4.2.10. Minh bạch trong công tác vận hành, báo cáo. Bên B có nghĩa vụ nhập liệu toàn bộ vào các phần mềm bán hàng, hệ thống tính tiền và các phần mềm khác mà Bên A yêu cầu để Bên A kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh tại Cửa hàng.

 

 4.2.11. Bên B không được quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, công thức pha chế, nguyên vật liệu pha chế hay bất kỳ yếu tố đặc trưng nào trong bộ nhận diện thương hiệu “………..” nêu trên để mở cơ sở kinh doanh khác hay tạo ra các sản phẩm dịch vụ tương tự để bán hoặc bất cứ hành vi nào mà bên A cho rằng sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của bên A. Trừ trường hợp bên A đồng ý, bên B không có quyền chuyển giao các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này cho bên thứ ba khác có nhu cầu.

 

 4.2.12. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Cửa hàng, Bên B cam kết chỉ sử dụng nguyên vật liệu do Bên A cung cấp. Trong trường hợp nguyên vật liệu Bên A cung cấp không đáp ứng được yêu cầu của Bên B thì tùy từng trường hợp Bên A sẽ cho phép Bên B được bổ sung nguyên vật liệu ngoài thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ: 70% nguyên vật liệu Bên B sử dụng phải được nhập từ Bên A, 30% nguyên vật liệu sẽ được bổ sung ngoài thị trường.

 

 Khi muốn bổ sung nguyên vật liệu từ thị trường bên ngoài, Bên B sẽ có nghĩa vụ thông báo với Bên A bằng văn bản và phải được Bên A đồng ý bằng văn bản.

 

 Các nguyên vật liệu ngoài thị trường mà Bên B muốn sử dụng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực thẩm và các yêu cầu khác về y tế và Bên B sẽ phải nhập số liệu báo cáo vào phần mềm bán hàng mà Bên A yêu cầu.

 

 4.2.13. Tuân thủ nghiêm chỉnh mọi sự thay đổi của Hệ thống sau khi nhận được thông báo thay đổi của Bên A.

 ĐIỀU 5. PHÂN ĐỊNH QUYỀN, TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, TÀI CHÍNH CỦA CỬA HÀNG.

 

 5.1. Dưới sự giám sát, hỗ trợ, quản lý của Bên A, Bên B sẽ thực hiện toàn bộ công việc kinh doanh để đảm bảo Cửa hàng được vận hành theo tiêu chuẩn chung của Hệ thống.

 

 Bên B là chủ thể trực tiếp đứng tên trên Giấy phép kinh doanh của Cửa hàng; có quyền tự quyết các hoạt động chi tiêu nội bộ của Cửa hàng và phải tự chịu trách nhiệm với tình hình kinh doanh, các nghĩa vụ tài chính phát sinh của Cửa hàng đối với chủ thể thứ ba và với Nhà nước.

 

 5.2. Chi phí thực hiện quảng cáo chung cho toàn Hệ thống mà Bên A chịu hoàn toàn, Bên B không phải đóng góp.

 

 5.3. Trừ khoản chi phí nêu tại khoản 5.2, Bên B phải chịu toàn bộ chi phí khác liên quan đến hoạt động của Cửa hàng, bao gồm cả chi phí cho những quảng cáo do Bên B đề nghị Bên A thực hiện để phục vụ riêng cho Cửa hàng. Tất cả các chi phí này phải được báo cáo cho Bên A vào hàng tháng theo yêu cầu của Bên A.

 

 5.4. Hàng tháng, từ ngày 01 đến ngày 04 của tháng dương lịch, bên B phải thông báo cho bên A về doanh thu của Cửa hàng bằng bản báo cáo chi tiết và đảm bảo tính trung thực trong quá trình kê khai. Nếu Bên A phát hiện Bên B không trung thực trong quá trình báo cáo doanh thu hàng tháng thì bên A có quyền tạm dừng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại này mà không phải báo trước và Bên A được yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức……………….

 

 ĐIỀU 6: GIÁ CẢ, PHÍ NHƯỢNG QUYỀN ĐỊNH KỲ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

 

 6.1. Phí nhượng quyền bao gồm 02 khoản: phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền hàng tháng.

 6.1.1. Phí nhượng quyền ban đầu là ……….000.000 VNĐ (Bằng chữ: …………….đồng) và được thanh toán thành …… lần:

 

 – Lần 1: Bên B thanh toán cho Bên A 50% phí nhượng quyền ban đầu tương ứng với số tiền ………….000.000 VNĐ (Bằng chữ: …………đồng) là trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ký hợp đồng này.

 

 – Lần 2: Bên B thanh toán cho Bên A 50% phí nhượng quyền ban đầu còn lại tương ứng với số tiền ……….000.000 VNĐ (Bằng chữ: ………………đồng) là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng này.

 

 6.1.2. Phí nhượng quyền hàng tháng được tính bằng: ………% tổng doanh thu tháng liền kề trước đó của Cửa hàng của Bên B trong 3 năm đầu tiên, …….% trong 2 năm tiếp theo và ……% sau 5 năm kể từ ngày Cửa hàng chính thức đi vào hoạt động. Doanh thu này được tính trên doanh thu mà Bên B đạt được từ việc kinh doanh theo Hệ thống mà Bên A cung cấp và chưa trừ đi các chi phí của Cửa hàng, trừ trường hợp nguyên vật liệu Bên B nhập từ bên ngoài đáp ứng được điều kiện nêu tại Điều 4, khoản 4.2, tiết 4.2.12 thì doanh thu đó không tính phí nhượng quyền hàng tháng.

 

 Phí nhượng quyền hàng tháng bên B có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên A vào từ ngày 05 đến ngày 10 dương lịch của tháng sau thanh toán cho phí nhượng quyền của tháng trước.

 

 6.2. Phương thức thanh toán: thanh toán theo hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt:

 

 Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì hai bên sẽ tiến hành lập Giấy biên nhận tiền để xác nhận việc thanh toán.

 

 Trong trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản thì thông tin thanh toán như sau:

 Tên tài khoản:………………………………………………………………………..

 

 Số tài khoản:………………………………………………………………………….

 

 Ngân hàng: ………………………………chi nhánh………………………………..

 

 ĐIỀU 7: THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

 

 7.1. Thời hạn của Hợp đồng là 0……. (Năm) năm kể từ ngày ký hợp đồng này.

 

 7.2.  Sau khi hết thời hạn hợp đồng, hai bên có thể thỏa thuận gia hạn hợp đồng bằng việc ký Phụ lục hợp đồng.

 

 ĐIỀU 8: TẠM NGỪNG HỢP ĐỒNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

 

 8.1. Hợp đồng sẽ được tạm ngừng trong các trường hợp sau đây:

 

 8.1.1. Bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo Điều 6 của Hợp đồng.

 

 8.1.2. Chủ cho thuê mặt bằng làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu “Bumba”.

 

 8.2. Trong trường hợp tạm ngừng Hợp đồng, Bên B không được tiến hành hoạt động kinh doanh và phải đóng cửa Cửa hàng để đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ tài chính của Bên B cũng như khắc phục hành vi của chủ thể cho thuê mặt bằng gây ra. Hợp đồng sẽ được tiếp tục thực hiện trở lại khi Bên B khắc phục xong thiệt hại và được Bên A chấp thuận bằng văn bản.

 

 8.3. Hợp đồng nhượng quyền có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 

 8.3.1. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng bằng văn bản.

 

 8.3.2. Hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện vì sự kiện bất khả kháng.

 

 8.3.3. Khi một trong các bên vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào trong Hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng cần phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết ít nhất 60 ngày trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5.4, Điều 5 của Hợp đồng này.

 

 8.3.4. Bất kỳ bên nào cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu Cửa hàng lỗ 06 tháng liên tiếp được thể hiện trên hồ sơ tài chính hợp lệ của Bên B. Trường hợp này, bên muốn chấm dứt hợp đồng cần phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết ít nhất 60 ngày trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

 

 8.4. Trong mọi trường hợp chấm dứt hợp đồng, toàn bộ tài sản được thiết kế theo tiêu chuẩn chung của Hệ thống nhằm mục đích nhận diện thương hiệu sẽ được tháo dỡ, tiêu hủy hoặc bán lại cho bên A trong vòng 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

 

 8.5. Khi hai bên xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết như sau:

 

 Trong trường hợp có bất kỳ mâu thuẫn, tranh chấp hay bất đồng nào phát sinh giữa các bên trong khi thực hiện hợp đồng này, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bằng thương lượng, hòa giải, một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

 ĐIỀU 9: PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

 

 9.1. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bất kỳ bên nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng thì đều phải chịu phạt vi phạm với mức: ……….000.000 (………………đồng) (không được vượt quá 8% phần giá trị nghĩa vụ bị vi phạm) (trừ trường hợp bất khả kháng).

 

 9.2. Bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại bao gồm vô hình và hữu hình cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

 

 9.3. Thời hạn thanh toán tiền phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại là sau 30 ngày, kể từ ngày bên vi phạm nhận được văn bản thông báo về tiền phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ bên bị vi phạm.

 

 Hình thức thanh toán: có thể bằng tiền mặt hoặc thông qua chuyển khoản.

 

 Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì hai bên sẽ tiến hành lập Giấy biên nhận tiền để xác nhận việc thanh toán.

 

 Trong trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản thì thông tin thanh toán như sau:

 

 Tên tài khoản: ……………………………………………………………………

 

 Số tài khoản: ……………………………………………………………………..

 

 Ngân hàng: …………………………………chi nhánh…………………………

 

 ĐIỀU 10: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

 

 10.1. Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra sau khi ký hợp đồng, xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép bao gồm: chiến tranh, tai nạn, nội chiến, đình công, cấm vận, thiên tai ….

 

 10.2. Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên gặp sự kiện bất khả kháng phải tiến hành thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia trong khoảng thời gian…………..ngày, kể từ ngày có sự kiến bất khả kháng xảy ra và phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, khắc phục tối đa thiệt hại xảy ra.

 

 10.3. Trong trường hợp bên gặp sự kiện bất khả kháng vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng mà không thực hiện thủ tục thông báo như đã nêu trên hoặc không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Điều 9 của Hợp đồng.

 

 ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

 11.1. Hợp đồng này được tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 11.2. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

 

 11.3.  Hợp đồng có giá trị trong 5 năm và chỉ áp dụng tại 01 Cửa hàng.

 

 Hợp đồng này gồm …….. trang, có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.

 

                                  Bên A                                                                                     Bên B

 

                               Giám Đốc

 Các công ty nhượng quyền thương hiệu ở việt nam

 Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trong đa dạng các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực nhà hàng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,7%) tiếp theo là thời trang (19,3%, 19 thương hiệu), giáo dục đào tạo (14,1%, 17 thương hiệu), cửa hàng tiện lợi (2,2%, 3 thương hiệu), cửa hàng bán lẻ khác (10,4%, 15 thương hiệu). Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số thương hiệu phổ biến được nhượng quyền trong nước, cụ thể:

 

 Thương hiệu Pizza Hut

 Đây là một thương hiệu nổi tiếng ở Mỹ với chuỗi các cửa hàng được nhượng quyền thương mại chuyên cung cấp các món ăn nhanh như pizza, mỳ ống, bánh mì bơ tỏi,… Ở nước ta, hiện nay Pizza Hut có tới hàng chục cửa hàng trên khắp cả nước, nó đã và đang đem lại nguồn cung và doanh thu lớn cho các nhà kinh doanh trong nước.

 

 Cà phê Trung Nguyên

 Trung Nguyên là thương hiệu Việt đầu tiên nhượng quyền ra thế giới, và đã triển khai hình thức này từ rất sớm tại Việt Nam. Ngoài những ứng dụng công thức của chuỗi nhượng quyền thương mại, mô hình kinh doanh nhượng quyền của Trung Nguyên đến nay vẫn phát triển tốt là do yếu tố chất lượng cà phê đồng nhất và không gian quán thân thiện để luôn tạo sự hứng khởi cho khách hàng.

 

 Công ty thời trang Blue Exchange

 Xuất hiện trên thị trường thời trang Viêt từ năm 2001 đến nay, Công ty Blue Exchange đã mở rộng cửa hàng phân phối với hình thức nhượng quyền kinh doanh lên đến 250 cửa hàng trải khắp các tỉnh trên cả nước. Các sản phẩm Blue Exchange hướng tới sự tiện ích cao, năng động và chủ yếu hướng vào giới trẻ.

 Tuy nhiên, cho đến nay Blue Exchange đã đa dạng các dòng sản phẩm của mình nhằm đắp ứng tối đa thị hiếu của người tiêu dùng. Các thương hiệu của Blue Exchange có thể kể đến: The Blues, Outlet, Children Smiles.

 

 Thương hiệu trà sữa Tocotoco

 Tocotoco franchise là một thương hiệu trà sữa đang có mạng lưới phân phối cửa hàng nhượng quyền tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Tocotoco đã có mặt tại tất rất nhiều địa điểm của Hà Nội với gần 30 cơ sở. Bên cạnh đó thì Tocotoco đã vươn tới tận Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số tỉnh thành khác.

 

 Và còn rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng trong các lĩnh vực khác ở thị trường nước ta đã và đang phát triển hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Sự có mặt của các thương hiệu ngoại quốc được nhượng quyền vào Việt Nam vừa mở ra cơ hội cho người tiêu dùng trong việc tiếp cận hàng hóa, dịch vụ vừa tạo sự thúc đẩy cạnh tranh, áp lực cho doanh nghiệp phải đổi mới, sáng tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Mặt khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt có thể thâm nhập thị trường nước ngoài qua nhượng quyền thương mại tạo nên bước tiến cho việc hội nhập kinh tế thế giới của các thương hiệu Việt.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: cafe ding tea circle k familymart coffee house highland kfc long milano lotteria alley siêu mini phở 24 bò né ngon phút giây anh coop food passio nhĩ lãm tâm koi sư gà rán five star banh mi kids plaza gong cha hàn slogan biti’s mắt aldo calvin klein cất cánh quần áo âm balo sanaky oriflame coach sunhouse tầm nhìn thẻ vietcombank sharp daniel wellington mũ hiểm kí comet pedro jean canifa michael kors khoác túi xách dân máy giặt philips ysl hermes da sony ví dụ