Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu

 Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu

 Giấy phép nhập khẩu là gì

 Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó.

 Quy trình xin giấy phép nhập khẩu

 Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép

 Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

 Lưu ý: Các bộ, cơ quan ngang bộ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu Căn cứ Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

 Bước 2: Bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân

 Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép).

 Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

 Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

 danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu

 STT

 Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép

I. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương

 1.

Súng bắn dây.

 2.

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

 3.

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

 4.

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

 – Muối.

 – Thuốc lá nguyên liệu.

 – Trứng gia cầm.

 – Đường tinh luyện, đường thô.

 Bộ Công Thương cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu danh mục các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan.

 5.

 

Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP
Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành).

 6.

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

 7.

Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.
II. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao Thông Vận Tải

 1.

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.

 (Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

III. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

 1.

Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

 2.

Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

 3.

 

Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng.

 4.

Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

 5.

Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

 6.

Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

 7.

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

 8.

Phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

 9.

Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

 10.

Động vật, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

 11.

 

Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

 12.

 

Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.
Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.
Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

 13.

 

Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường.
Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam.
IV. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường

 1.

Phế liệu.
V. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông

 1.

Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

 2.

Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.

 3.

Thiết bị Viba, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9KHz đến 400 GHz, công suất từ 60mW trở lên.

 4.

Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in.

 5.

Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng) và máy photocopy màu.
VI. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ văn hóa, thể thao và du lịch

 1.

Các tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu.

 2.

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh.

 3.

Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc.

 4.

Đồ chơi trẻ em.
VII. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế

 1.

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm cả thuốc thành phẩm ở dạng đơn chất và phối hợp).

 2.

Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký.

 3.

Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký.

 4.

Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, loại mới sử dụng ở Việt Nam.

 5.

Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

 6.

Vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký.

 7.

Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài danh mục được nhập khẩu theo nhu cầu.

 8.

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

 9.

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

 10.

Mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, nhập khẩu dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm.
VIII. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 1.

Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại.

 2.

Cửa kho tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định).

 3.

Giấy in tiền.

 4.

Mực in tiền.

 5.

Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý.

 6.

Máy in tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).

 7.

Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).
IX. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng

 1.

Xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD).

 2.

Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD).

 3.

Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD).

 4.

Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tầu bay trong quĩ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ (Chỉ áp dụng với loại máy bay, trực thăng không sử dụng trong hàng không dân dụng không có gắn trang thiết bị-vũ khí để chiến đấu).

 5.

Vũ khí khác (ví dụ, súng và súng lục sử dụng lò xo, hơi hoặc khí ga, dùi cui), trừ các loại thuộc nhóm 9307

 6.

Loại khác (súng bắn sơn, súng bắn đạn sơn, súng bắn dây).

 7.

Chất màu dùng cho nghệ thuật hội họa, học đường hoặc sơn bảng hiệu, chất màu pha, màu trang trí và các loại màu tương tự ở dạng viên, tuýp, hộp, lọ, khay hay các dạng hoặc đóng gói tương tự.

 8.

Loại khác (đạn sơn).

  

  

 TAG: phế tiếng anh đâu catalogue dầu thuê đề than thịt bò hạt nhựa ắc 30 linh byt xăng bôi trơn camera gỗ