Tìm hiểu về cục quản lý khám chữa bệnh

 Cục Quản lý Khám chữa bệnh tiền thân là Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh được thành lập từ năm 1953 do bác sỹ Nguyễn Văn Tín giữ chức Giám đốc Vụ. Đây là một trong hai vụ đầu tiên được thành lập của Bộ Y tế, khi trụ sở Bộ Y tế đóng tại thôn An Bảo, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đến năm 1954 BS. Võ Tố được tăng cường làm Phó giám đốc Vụ. Lúc đó, bộ máy của Vụ Phòng bệnh chữa bệnh gồm phòng Y chính và phòng Điều trị. Nhiệm vụ của Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh thời kỳ này là chỉ đạo công tác phòng bệnh, chữa bệnh; chỉ đạo các hoạt động của hệ thống các bệnh viện, bệnh xá tuyến Trung ương tỉnh, huyện cho đến trạm y tế xã.

 Theo Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 08/02/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế

 Điều 1. Vị trí và chức năng

 + Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cục quản lý chuyên ngành, thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng,giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trong cả nước.
+ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

 Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

 – Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần (gọi tắt là: lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục), trình các cấp có thẩm quyền ban hành.
– Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục, trình các cấp có thầm quyền phê duyệt.
– Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy định phân tuyến kỹ thuật, quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục, trình cấp có thẩm quyền công bố hoặc ban hành.
– Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số chất lượng, thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; kiểm tra việc tuân thủ các quy định về chứng nhận chất lượng bệnh viện.
– Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các chương trình, dự án, đề án về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
– Chủ trì thẩm định các điều kiện cho phép áp dụng các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
– Làm đầu mối tổ chức các hội đồng chuyên môn để xác định sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
– Hướng dẫn và kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn truyền máu, dinh dưỡng lâm sàng, phẫu thuật thẩm mỹ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

 Danh sách các phòng

 1. Văn phòng Cục
2. Phòng Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện
3. Phòng Điều dưỡng và Tiết chế
4. Phòng Phục hồi chức năng và Giám định
5. Phòng Quản lý hành nghề khám, chữa bệnh
6. Phòng Chỉ đạo tuyến
7. Phòng Quản lý chất lượng
8. Phòng Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
9. Phòng Pháp chế – Thanh tra
10. Các đơn vị sự nghiệp:
– Trung tâm Phát triển năng lực quản lý khám, chữa bệnh
– Tạp chí bệnh viện

 Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

 Điện thoại: (+84). 024.6273.2093 Fax: (+84). 024.6273.2093

 Email: kcb@moh.gov.vn

  

  

  

  

  

 Tag: phần mềm trang thiết bị thạc sĩ 83 2018 tiểu luận tiếng anh gì miễn phí game iso tuyển sinh 2019 fpt vnpt his sử kháng sản lớp medisoft ứng nghệ thông tin bằng excel minh tphcm tất kham thoại liệu thải lộ đào tạo đánh giá trạng sát dữ access thuốc tải bạch mai huyết viên