Tìm Hiểu Về Hóa Đơn Đầu Ra

Hóa đơn đầu ra là gì

 Hóa đơn đầu vào là hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ

 Hóa đơn đầu ra là hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ

Cách viết hóa đơn đầu ra

 tham khảo: http://ketoanthienung.net/cach-viet-hoa-don-gia-tri-gia-tang-khi-ban-hang.htm

Bảng kê hóa đơn đầu ra

Cách ghi các chỉ tiêu trên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra:

 Cách lập các chỉ tiêu dòng trên bảng kê:

Dòng chỉ tiêu 1: “ HHDV không chịu thuế”: – Tại dòng này ta ghi toàn bộ các hóa đơn bán ra trong tháng của HHDV không chịu thuế GTGT.
Dòng chỉ tiêu 2: “ HHDV chịu thuế suất GTGT 0%”: – Toàn bộ hóa đơn GTGT HHDV có thuế suất thuế GTGT 0% của NNT bán ra trong kỳ tính thuế ghi vào trong chỉ tiêu này.
Dòng chỉ tiêu 3: “ HHDV chịu thuế suất GTGT 5%”: – Toàn bộ hóa đơn GTGT HHDV có thuế suất thuế GTGT 5% của NNT bán ra trong kỳ tính thuế ghi vào trong chỉ tiêu này.
Dòng chỉ tiêu 4:
“ HHDV chịu thuế suất GTGT 10%”:
– Toàn bộ hóa đơn GTGT HHDV có thuế suất thuế GTGT 10% của NNT bán ra trong kỳ tính thuế ghi vào trong chỉ tiêu này.
Dòng chỉ tiêu:
“ Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT”:
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tại cột (6), dòng tổng số của các loại: HHDV chịu thuế suất GTGT 0%, 5%, 10%. Tổng doanh thu HHDV bán ra ở chỉ tiêu này dùng để ghi vào Chỉ tiêu [27] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.
Dòng chỉ tiêu:
“ Tổng thuế GTGT của HHDV bán ra”:
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tại cột (7), dòng tổng số của các loại HHDV chịu thuế suất GTGT 0%, 5%, 10%. Tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra ở chỉ tiêu này dùng để ghi vào Chỉ tiêu [28] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.

 Cách lập các chỉ tiêu cột trên bảng kê:

STT Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế Tên người mua Mã số thuế người mua Doanh thu chưa có thuế GTGT Thuế GTGT Ghi chú
Số hoá đơn Ngày, tháng, năm lập hóa đơn
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Ghi số của HĐ Ngày tháng  trên HĐ Ghi tên cá nhân/
công ty
mua hàng
MST của cty mua Ghi giá trị chưa Thuế của hang hoá ( Lấy ở dòng “Cộng tiền hang” trên HĐ
Trường hợp giá bán ghi trên hóa đơn đặc thù là giá đã có thuế GTGT thì căn cứ giá bán có thuế GTGT để tính ra giá bán chưa có thuế GTGT theo công thức:
Phần mềm tự nhảy Ghi chú (nếu có)

 Chú ý: NNT phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Trường hợp các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống. NNT không được tự ý thay đổi khuôn dạng của mẫu biểu như thêm vào hay cắt bớt hoặc thay đổi vị trí các chỉ tiêu.

Quy định về hóa đơn đầu ra

 – Khi viết nội dung trên hóa đơn GTGT kế toán cần phải lưu ý đến chữ khi viết nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao.
Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng GTGT cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.
– Phải kiểm tra lại toàn bộ hóa đơn GTGT xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.
– Nếu trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT.
– Nếu giám đốc thường xuyên đi công tác lâu ngày thì ủy quyền cho người bán hàng ký để tránh hóa đơn bị ký chậm trễ so với số hợp đồng.
– Các dòng thừa trên hóa đơn GTGT kế toán phải gạch chéo.
Lưu ý : Doang nghiệp chỉ được xuất hoá đơn đối với các hàng hóa dịch vụ đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh.

Hóa đơn đầu ra bị mất

Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu ra:

 – Khi phát hiện việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đầu ra (dù chưa lập hay đã lập):

 Cách xử lý:

 – Lập báo cáo mất hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra mất, cháy, hỏng)
+ Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn Mẫu số BC21/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

Tải về tại đây: Mẫu báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn

 – Nếu nộp trực tiếp: Các bạn tải mẫu trên về, làm rồi nộp trực tiếp cho chi cục thuế (Chú ý: Phải liên hệ xem Chi cục thuế quản lý có nhận trực tiếp không -> Còn hiện tại hầu như sẽ nhận qua mạng nhé)

 – Nếu nộp qua mạng: Các bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK --> Hóa đơn -> Báo cáo mất, cháy, hỏng, hóa đơn (BC21/AC) -> Làm, sau đó nộp qua mạng.

 cách báo cáo mất hóa đơn GTGT đầu ra - vào

 cách xử lý mất hóa đơn GTGT đầu ra vào

 Cách làm báo cáo mất hóa đơn trên phần mềm HTKK:

 Cột số 1: Số thứ tự.

 Cột số 2: Mẫu hóa đơn
– Các bạn bấm vào mũi tên để lựa chọn loại Mẫu hóa đơn muốn báo cáo mất.
VD: Bạn báo mất hóa đơn GTGT -> Chọn “01/GTKT

 Cột số 3: Tên loại hóa đơn
– Phần mềm sẽ tự động cập nhật

 Cột số 4: Mẫu số
– Phần mềm sẽ tự động cập nhật -> Nhưng các bạn sẽ phải ghi thêm
VD: DN bạn báo cáo mất hóa đơn GTGT -> Cột 4 mẫu số sẽ tự cập nhật “01GTKT” -> Nhưng các bạn sẽ phải ghi thêm thành “01GTKT3/001” -> Mẫu này các bạn phải xem trên hóa đơn nhé.

 báo cáo mất hóa đơn

 VD: Bên bán báo cáo mất liên 2 -> Xem lại Mẫu số này trên liên 1 quyển hóa đơn
– Bên mua báo cáo mất hóa đơn đầu vào -> Sau khi bên bán sao y liên 1 -> Các bạn xem mẫu số trên liên 1 đó né.

 Cột 5: Ký hiệu hóa đơn
– Các bạn xem ký hiệu trên hóa đơn như nào thì ghi vào nhé (Cách xác định giống như trên Cột 4 nhé)

 hướng dẫn xử lý mất hóa đơn

 Cột 6  và 7: Từ số đến số
VD:
– Mất 1 số hóa đơn là 0012các bạn ghi: Cột 6: 0012 – Cột số 7: 0012
– Nếu mất nhiều là liên tiếp thì các bạn ghi rõ từ số đến số.
– Nếu mất nhiều nhưng không liên tiếp: Thì các bạn phải thêm dòng (Bấm phím F5) sau đó làm tương như trường hợp 1 bên trên.

 Cột số 8: Số lượng
– Phần mềm sẽ tự động cập nhật

 Cột số 9: Liên hóa đơn
– Các bạn mất liên nào thì ghi vào đó
VD: Mất liên 1 ghi là 1, Mất liên 2 ghi là 2
– Mất liên 2;3 ghi là: 2;3

 Cột số 10: Ghi chú
– Chú ý: Các bạn phải chọn đúng trường hợp này nhé (Vì các trường hợp khác nhau, mức phạt sẽ khác nhau) -> Chi tiết các mức phạt các bạn xem phần bên dưới nhé.

 Cột lý do: Lý do mất là như nào, các bạn ghi vào đây nhé.

 Mức phạt khi mất hoá đơn GTGT đầu ra:

 Từ ngày 15/12/2016 Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC: Mức phạt làm mất hóa đơn GTGT đầu ra sẽ từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000. Cụ thể như sau:

 – Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

        Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn, 
trừ liên giao cho khách hàng (tức là mất liên 1, liên 3 ….), trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán. (Phạt từ 5 – 10tr)
Trường hợp người bán tìm lại được hoá đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này.

  

  

  

  

 Tag: văn dõi tường trình thiếu cân mà rách điều chỉnh sử dụng dư hủy hạch trước bao nhiêu nguyên tắc misa quên hạn thủ tục tỷ ít hơn khống quà 20 triệu chuyển khoản cả quá lớn màu địa mấy đỏ quý