Công việc và nhiệm vụ của kế toán bệnh viện
 Có thể nói bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có một bộ phận kế toán để giúp họ quản lý tài chính và đến cả bệnh viện cũng phải làm như vậy. Vị trí này thường được chia làm hai loại: kế toán bệnh viện công là kế toán hành chính sự nghiệp, còn bệnh viện tư lại áp dụng mô hình kế toán doanh nghiệp.
 Có sự khác biệt như vậy là do tính chất của cơ sở bệnh viện đó. Bệnh viện công là thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Còn với các cơ sở bệnh viện tư nhân, nguồn vốn đầu tư do một doanh nghiệp nào đó đưa vào nên kế toán được áp dụng theo kế toán doanh nghiệp.
 Cách hạch toán và công việc kế toán ở bệnh viện tất nhiên sẽ có nhiều sự khác biệt so với các doanh nghiệp làm việc ở các lĩnh vực khác. Chắc chắn một điều rằng với một đơn vị liên tục có những phát sinh nhiều nghiệp vụ một ngày như bệnh viện thì sự hạch toán có một số đặc thù mà kế toán nào trước khi vào làm cũng cần phải chú ý.
Yêu cầu công việc
 Nếu đã quyết định làm việc trong bộ phận hành chính sự nghiệp của một bệnh viện này đó dù là tư nhân hay bệnh viện công một nhân viên kế toán phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:
- Làm việc dưới áp lực cao, và thường xuyên phải nhận việc trực đêm nếu bạn làm ở bộ phận thu viện phí của bệnh viện. Bệnh viện là nơi có thời gian hoạt động 24/7 không bao giờ đóng cửa dù là trong các ngày lễ, tết để đảm bảo phục vụ người bệnh một cách tốt nhất.
- Sự tỉ mỉ, cẩn trọng đến mức tối đa. Khi làm việc trong bệnh viện làm những sổ sách chứng từ, hóa đơn liên quan đến đơn thuốc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, xuất nhập thuốc và các dụng cụ y tế, máy móc kĩ thuật.
- Có chuyên môn và kĩ năng liên quan đến các vấn đề kế toán hành chính sự nghiệp. Nếu là một người mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì đừng vội vàng vào các cơ sở bệnh viện để ứng tuyển vị trí kế toán viên vì có thể bạn sẽ thất bại.
Sự khác nhau giữa kế toán bệnh viện tư nhân và HCSN bệnh viện
Nội dung | HCSN bệnh viện | Bệnh viện tư nhân |
1.Thông tư sử dụng | Áp dụng theo thông tư mới 107 mới và quyết định 19 cũ | Theo thông tư 133 hoặc 200 |
2.Loại hình | Đơn vị HCSN – Ngân sách nhà nước | Doanh nghiệp tư nhân- vốn tư nhân góp vốn |
3.Phần mềm sử dụng | Misa MIMOSA | MiSA SME |
4. Nguồn vốn | Vừa có nguồn tự thu vừa có nguồn từ ngân sách | Không có nguồn ngân sách mà là nguồn tự thu từ bệnh nhân |
5. Hệ thống tài khoản sử dụng | Sử dụng theo hệ thống TK thông tư 107 | Sử dụng theo hệ thống tông tư |
6. Báo cáo tài chính | Theo mẫu báo cáo của đơn vị HCSN | Theo mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp |
Đặc điểm giống nhau giữa kế toán bệnh viện tư nhân và HCSN bệnh viện
- Đều có chung 1 đặc điểm là dịch vụ khám chữa bệnh cho các bệnh nhân
- Đều có hai loại dịch vụ chính là khám bệnh có BHXH và khám dịch vụ không có BHXH