Công việc chủ yếu của kế toán tiền lương
 – Chấm công hàng ngày và theo dõi cán bộ công nhân viên.
 – Tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên.
 – Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
 Người phụ trách kế toán tiền lương sẽ phải làm các công việc sau:
 Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động .
 Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
 Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
 Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
 Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
Các công việc khác của kế toán tiền lương
 a. Quản lý việc tạm ứng lương:
 – Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng của công ty.
 – Tính tạm ứng lương cho toàn thể công ty, cho một nhóm nhân viên hoặc cho một nhân viên.
 – Xây dựng mức tạm ứng lương linh hoạt như: số % lương cơ bản hoặc giá trị tiền riêng cho từng nhân viên.
 b. Quản lý kỳ lương chính:
 – Xây dựng kỳ tính lương với các chỉ tiêu như loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương.
 – Tính các khoản thu nhập hay giảm trừ lương cuối kỳ cho cán bộ công nhân viên.
 – Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương trong tháng vào bảng lương cuối kỳ để tính ra mức lương thực lĩnh cho từng nhân viên.
 – Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và bảng chấm công.
 – Tính và khấu trừ vào lương các chỉ tiêu nghĩa vụ phải nộp đối nhà nước như thuế TNCN, các khoản bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT một cách đầy đủ và chính xác.
 – Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)
|
  Nợ TK 154 (QĐ 48)
  Nợ TK 622 (QĐ 15)
  Nợ TK 642: 6421 (NV bán hàng)
  6422 (NV QLDN)
  Có TK 334
 Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 22% lương đóng bảo hiểm (BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%)
  Nợ TK 6422
  Có TK 3383 (BHXH 18%)
  Có TK 3384 (BHYT 3%)
  Có TK 3389 (BHTN 1%)
 Trích bảo hiểm các loại theo quy định trừ vào tiền lương của người lao động
  Nợ TK 334 (10,5%)
  Có TK 3383 (BHXH 8%)
  Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
  Có TK 3389 (BHTN 1%)
 Hạch toán kinh phí công đoàn:
 Nợ 6422: 2% (của mức lương cơ bản làm căn cứ trích bảo hiểm)
 Có 3382: 2%
 Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định
  Nợ TK 3382 (KPCĐ 2%)
  Nợ TK 3383 (BHXH 26%)
  Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
  Nợ TK 3389 (BHTN 2%)
  Có TK 112 (34,5%)
 Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
  Nợ TK 334 Thuế TNCN
  Có TK 3335
 Thanh toán tiền lương cho công nhân viên
 Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác
  Nợ TK 334
  Có TK 111, 112
- Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý
 Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 02/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)
  Nợ TK 3335
  Có TK 111, 112
 Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm
 Nợ TK 3383, 3384, 3389
  Có TK 111, 112
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
Kết cấu báo cáo thực tập:
 Kết cấu Báo cáo tốt nghiệp được trình bày rõ ràng, đầy đủ, yêu cầu đánh máy vi tính 1 mặt, như sau:
 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ĐƠN VỊ THỰC TẬP
 1.1. Thông tin về đơn vị thực tập:
 – Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị.
 – Tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
 – Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của đơn vị.
 – Cơ cấu tổ chức.
 – Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 – 5 năm.
 – Các nội dung khác (tuỳ theo lĩnh vực của đề tài)
 1.2. Thông tin về vị trí sinh viên tham gia thực tập:
 – Giới thiệu chung về vị trí công tác.
 – Đặc điểm, yêu cầu.
 – Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ liên quan.
 Nội dung bao gồm: Tóm tắt, hệ thống hoá một cách súc tích các thông tin có liên quan.
 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI MÀ SINH VIÊN CHỌN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ/DOANH NGHIỆP THỰC TẬP
 Nội dung bao gồm:
 2.1. Phân tích đánh giá tình hình thực tế theo chủ đề thực tập tại đơn vị
 2.2. Ưu điểm, hạn chế của vấn đề phân tích ở mục 2.1
 2.3. Tiến độ thực hiện công việc (các mốc thời gian thực hiện)
 Hình chụp minh họa quá trình làm việc thực tế tại đơn vị (làm tới đâu hình chụp tới đó – in màu vào báo cáo thực tập tốt nghiệp).
 2.4. Công tác vệ sinh, an toàn lao động.
 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
 Nội dung bao gồm
 3.1. Các nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình làm việc.
 3.2. Các kiến nghị (nếu có)
 * KẾT LUẬN
 * TÀI LIỆU THAM KHẢO
 * NHẬT KÝ THỰC TẬP
 * PHỤ LỤC (các nội dung liên quan)
 Tag: 2018 cao thuc tap chuyên tư 200 trường học tuyển chứng từ hợp ubnd sổ thức sáng nghiệm tiết năng 2019 bài khóa phần phương pháp hcsn khái niệm hạch thấp pnj bưu điện hà gì