Tìm hiểu về kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô

Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là

 Sự tiện lợi, tÍnh cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.

Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô bao gồm những loại hình nào

 Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật giao thông đường bộ năm 2008, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định như sau:

 1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

 a) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

 b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

 c) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

 d) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

 đ) Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

 2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

 a) Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

 b) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

 c) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

 d) Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Mẫu phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (phụ lục 03) ban hành kèm theo Thông tư số: 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Tên đơn vị KD vận tải:…….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:………….. /………….. …………, ngày…… tháng……năm…..

 PHƯƠNG ÁN

 KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

 I. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải

 – Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.

 – Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ, chuyên ngành.

 – Phương án tổ chức bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với đơn vị vận tải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ).

 – Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.

 – Các nội dung quản lý khác.

 II. Phương án kinh doanh của đơn vị vận tải

 1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.

 a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.

 – Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.

 – Phạm vi hoạt động của tuyến (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km)

 – Phương tiện: số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.

 – Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ, thâm niên của lái xe khách có giường nằm hai tầng.

 – Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

 – Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

 – Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

 – Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

 b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.

 – Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km).

 – Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.

 – Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.

 – Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

 – Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

 – Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.

 – Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

 – Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

 c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:

 – Màu sơn xe của đơn vị.

 – Vị trí gắn hộp đèn xe taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên đơn vị vận tải.

 – Hệ thống điều hành: địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.

 – Lái xe taxi: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

 – Đồng phục của lái xe.

 – Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.

 – Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

 – Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

 2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa

 – Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…).

 – Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình.

 – Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km)

 – Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

 – Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

 – Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

 Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải
(Ký tên, đóng dấu)

  

  

  

 Tag: hiệp ty cổ phần tạp chí kỹ thuật tế quảng ninh thùng