Vận tải là gì – Vai trò của ngành giao thông vận tải

Vận tải là gì

 Vận tải là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng.

 Logistics hiện nay là kết quả cuộc cách mạng khoa học công nghệ của vận tải. Từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, logistics trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuất và lưu thông phân phối. Trên thế giới, không có nước nào thiếu Bộ GTVT hoặc Bộ chuyên ngành phụ trách kết cấu hạ tầng quốc gia. Những nước giàu và mạnh đều có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh (bao gồm: đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, đường bộ, đường sông và hàng không…).

 Thế nên, vận tải trở thành hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác an toàn và nhanh chóng bằng các phương tiện vận tải. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ ngay. Người ta có thể quy đổi nó thành khái niệm để thanh toán, như hàng hóa có tấn hàng hóa, tấn km hàng hóa, cũng vậy, hành khách và hành khách km.

 Trong sản xuất, vận tải khi thỏa mãn nhu cầu tăng năng suất, người ta chỉ có thể dự báo năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải như: toa xe, đầu kéo, ôtô, tàu thủy… chứ không thông báo số lượng nguyên liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh vận tải.

 Suy cho cùng, vận tải là một ngành kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được gắn liền với kết cấu hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại, luật pháp giao nhận minh bạch do một đội ngũ có tay nghề thực thi. Đây là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, tạo ra những sản phẩm mới như: container hóa cảng biển và logistics.

Vai trò của ngành giao thông vận tải

 Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong logistics. Do đó, những nhà tổ chức logistics càng cố gắng đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của logistics lên cao bằng cách giảm chi phí vận tải.

 Theo số liệu thống kê, vào những thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Mỹ đã chi khoảng 700 tỷ USD/năm cho chi phí vận tải của ngành công nghiệp. Chi phí này là quá lớn.

 Ở 2 nước xuất gạo châu Á như Thái Lan và Việt Nam, tuy giá thành gạo của hai nước gần như tương đương nhưng trong vòng 20 năm qua, gạo của Thái Lan vẫn chiếm lĩnh thị trường thế giới và Đông Nam Á vì chi phí vận tải của Thái Lan thấp và thuận lợi hơn Việt Nam.

 Nói tóm lại, vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

Ngành trẻ nhất trong các loại hình vận tải là

 Đường ống.

 sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển : Nước

Địa lí các ngành giao thông vận tải

1.1. Đường sắt

1. Đặc điểm

  • Ưu điểm:
  •  Chở được hàng nặng, đi xa.
  •  Tốc độ nhanh,ổn định, giá rẻ.
  • Nhược điểm:
  •  Tính cơ động thấp,khả năng vượt dốc nhỏ, đầu tư lớn.

2. Tình hình phát triển

  • Tổng chiều dài là 1,2 triệu km.
  • Đổi mới về sức kéo (đầu máy chạy bằng hơi nước  đầu máy chạy bằng điêzen chạy bằng điện tàu chạy trên đệm từ).
  • Đổi mới về toa xe: mức độ tiện nghi ngày càng cao, các toa chuyên dùng ngày càng đa dạng.
  • Đổi mới về đường ray: rộng hơn(ngoài ra đang bị cạnh tranh với đường ô tô.

3. Phân bố

  • Châu Âu, Đông Bắc Hoa Kì, phản ánh sự phân bố công nghiệp.
1.2. Đường ô tô

1. Đặc điểm

  • Ưu điểm:
  • Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
  • Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
  • Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác.
  • Nhược điểm:
  • Gây ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, chi dùng nhiều nguyên, nhiên liệu,…

2. Tình hình phát triển

  • Thế giới có khoảng 700 triệu đầu xe.
  • Phương tiện, hệ thống đường ngày càng hiện đại.
  • Xu hướng chế tạo và sử dụng các loại tốn ít nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường, xuất hiện phương tiện vận tải siêu trọng.

3. Phân bố

  • Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôxtrâylia, Nhật Bản.
1.3. Đường ống

1. Đặc điểm

  • Ưu điểm: Vận chuyển được dầu khí,chất lỏng,tương đối ổn định, tiệc kiệm, giá rẻ.
  • Nhược điểm: Công tác bảo vệ khó khăn,chi phí xây dựng cao.

2. Tình hình phát triển

  • Ngành trẻ,chiều dài tăng liên tục
  • 3. Phân bố
  • Khu vực Trung Đông,Hoa Kì, Liên bang Nga,Trung Quốc,…
1.4. Đường sông, hồ

1. Đặc điểm

  • Ưu điểm: Vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh, giá rẻ.
  • Nhược điểm: Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tốc độ chậm.
  • 2. Tình hình phát triển

  • Nhiều sông ngòi được cải tạo, đào nhiều kênh nối các hệ thống sông với nhau, phương tiện được cải tiến,tốc độ tăng.

3. Phân bố

  • Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nga, Canada, châu Âu (sông Rainơ, sông Đanuýp).
1.5. Đường biển

1. Đặc điểm

  • Ưu điểm: Đảm nhận phần lớn khối lượng hàng hóa quốc tế, khối lượng luân chuyển rất lớn, giá rẻ.
  • Nhược điểm: Ô nhiễm môi trường biển,chi phí xây dựng cảng nhiều.

2. Tình hình phát triển

  • Phương tiện được cải tiến,phát triển và cải tạo cảng biển(cảng côntennơ), xây dựng các kênh biển.
  • Các đội tàu buôn không ngừng tăng.

3. Phân bố

  • Hai bờ Đại Tây Dương (Bắc Mĩ Eu)
1.6. Đường hàng không

1. Đặc điểm

  • Ưu điểm: Vận tốc nhanh,không phụ thuộc vào địa hình.
  • Nhược điểm: khối lượng vận chuyển nhỏ,vốn đầu tư lớn, cước phí cao, ô nhiễm môi trường.

2. Tình hình phát triển

  • Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay đang hoạt động, khối lượng vận chuyển ngày càng lớn, tốc độ tăng.

3. Phân bố

  • Cường quốc hàng không (Hồng Kông, Anh, Pháp, Đức, Nga), các tuyến sầm uất: xuyên Đại tây dương, tuyến nối Hoa Kì với châu Á Thái bình dương.

 

  

  

  

  

  

  

 Tag: ty cổ thức duyên hải hà lâm phan khánh sai gòn thiên phú tài dịch vụ phước hoàng kim 2018 thuê lạnh miền dai hoc nội thùng vinh soạn bài bưu chính viễn cấp tuyển 2019 thạnh đai làm du lịch mã cương tnhh opec nhánh ong trang web hưng yên đơn lý evergreen bảng tính excel j&t 648 đoàn 657 lữ 649 cục phòng cty tâm cộng quản cp lai hòa ctcp xếp dỡ thịnh kiên thủy quyền nha lacco tmdv phượng quảng ninh rồng rời tín trạng ngoại xanh xăng vipco cá sơn tùng hộ lập án thuế nghị thủ đăng ký mấy kiểm thu trực tiếp nghiệm trị viên tường dang quang cđ phiệt trúc vy tạ lào cai taxi file tp hcm kế nxb oanh uy dân biên & phải 28 truyền quân ba tìm hiểu tiếng emc expro 972 934 đằng khang asm bách tại trọn gói cửu long dũng daklak mại asl mai linh giang san lạng phong tập huy nhơn rạng ngãi hiếu konoike vina giáo pdf xá vitaco yến mô tphcm thứ trưởng khai thác danh ương 24h bv bày cần sàn nêu 37 kiến vàng 14 phố chí thời kỳ sinh 16 chỗ gái sg hồng khám ví dụ quận 9 a sóc bệnh đạt dại lê đình thọ yếu tố tuấn sang lắp thiết giám sát huệ duy logivan sách xét mtv jac phó chánh tra 1400 xi măng dĩ thoi design by nina lộc oil 247 mẫu chứng lái khởi hỏa