Tìm Hiểu Về Ký Hiệu Hóa Đơn

 Trên hóa đơn hàng ngày thường sử dụng có những ký hiệu về các con số và cả chữ. Đối với những bạn kế toán mới chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc những ký hiệu này có ý nghĩa gì? Tại sao đối với hóa đơn này thì có ký hiệu như thế này mà hóa đơn khác lại có ký hiệu như thế kia. Hãy tìm câu trả lời phía trên bằng những thông tin ở bài viết sau nhé

1. Các ký hiệu hóa đơn – ký hiệu mẫu số hoá đơn

 Ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự

 Ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự

 Ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự

  • 2 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn
  • Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn
  • 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn
  • 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
  • 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

 Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn:

 Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn

 Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn

 Ví dụ: Ký hiệu  01GTKT2/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 2 liên.

 – Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự.

 – Cụ thể:

 Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT

 Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng

 2. Ký hiệu hoá đơn

 Ký hiệu hoá đơn có 6 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành.

 + 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn.

 Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;

 + 3 ký tự cuối cùng thể hiện năm thông báo phát hành hoá đơn và hình thức hoá đơn.

 Năm thông báo phát hành hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm thông báo phát hành;

 Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 ký hiệu:

 E: Hoá đơn điện tử,

 T: Hoá đơn tự in,

 P: Hoá đơn đặt in;

 – Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).

 ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn đặt in

 Ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn đặt in

 Ví dụ:

 AA/11E: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn phát hành năm 2011; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử;

 AB/12T: trong đó AB: là ký hiệu hóa đơn; 12: hóa đơn phát hành năm 2012; T: là ký hiệu hóa đơn tự in;

 AA/13P: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 13: hóa đơn phát hành năm 2013; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.

 Để phân biệt hoá đơn đặt in của các Cục Thuế và hoá đơn của các tổ chức, cá nhân, hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành thêm 02 ký tự đầu ký hiệu (gọi là mã hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành).

 Ví dụ: Hoá đơn do Cục thuế Hà Nội in, phát hành có ký hiệu như sau:

 01AA/11P thể hiện Hoá đơn có ký hiệu do Cục Thuế Hà Nội đặt in, phát hành năm 2011;

 03AB/12P thể hiện Hoá đơn có ký hiệu do Cục Thuế TP HCM đặt in, phát hành năm 2012;

 Để tìm hiểu chi tiết hơn về các ký hiệu hóa đơn bạn có thể tham khảo PHỤ LỤC THÔNG TƯ 153 – CÁC MẪU VĂN BẢN

  

  

 Tag: gì làm tra cứu aa bị sai đọc nhiều hướng dẫn điều lần khi nào phải thay đổi 2020 2011 tắc cấu trúc vc tiền nghĩ 18t 2019 01gtkt3/002 32 trực đỏ