Tìm hiểu về lập trình plc

Lập trình plc là gì

 PLC là tên viết tắt của dòng chữ Programmable Logic Controller (Có thể hiểu một cách đơn giản trong tiếng việt là: Thiết bị điều khiển cho phép người dùng lập trình (Khả trình)). Trong quá khứ các bộ điều khiển chỉ được sản xuất ra để phục vụ riêng cho một mục đích điều khiển và không thể thay đổi (Hay còn gọi là điều khiển kết nối cứng), điều này đã tạo ra những hạn chế và nhược điểm vô cùng lớn trong việc lập trình điều khiển nên bộ điều khiển Login khả trình đã được ra đời (PLC). Thông qua bộ điều khiển PLC, người dùng hoàn toàn có thể thay đổi thuật toán điều khiển thông qua việc lập trình PLC (Viết bằng ngôn ngữ lập trình)

 Hiện nay trên toàn thế giới có một hãng sản xuất PLC rất nổi tiếng và được nhiều công ty trên thế giới sử dụng: Siemens (Đức), Omron và Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan). Tại Việt Nam dòng PLC của Siemens và Mitsubishi là phổ biến nhất và được đưa vào chương trình đào tạo của các trường kỹ thuật.

Ngôn ngữ lập trình plc

 Ngôn ngữ lập trình PLC là thuật ngữ dùng để nói đến việc con người sử dụng những ngôn ngữ mà PLC hiểu được để giao tiếp với nó, điều khiển nó hoạt động theo ý đồ mà người lập trình đề ra nhằm đáp ứng những yêu cầu trong thực tiễn. Các PLC trước kia được lập trình bằng kỹ thuật sử dụng các sơ đồ nối dây relay. Do đó không cần phải hướng dẫn nhiều cho các thợ điện, kỹ thuật viên, kỹ sư cách lập trình trên máy tính, nên đây cũng là kỹ thuật lập trình thông dụng cho PLC ngày nay.

 Ngôn ngữ lập trình PLC LADDER LOGIC (LAD)

 Ngôn ngữ LAD cho phép bạn viết chương trình tương tự như mạch tương đương của sơ đồ nối dây mạch điện. Rất nhiều người lập trình và các nhân viên kỹ thuật chọn lựa sử dụng phương pháp này. Chương trình LAD cho phép CPU mô phỏng di chuyển của dòng điện từ nguồn, qua một loạt các điều kiện ngõ vào để tác động đến ngõ ra.

 Ngôn ngữ lập trình PLC FBD (FUNCTION BLOCK DIAGRAM)

 Khác với LAD ngôn ngữ FBD cho phép ta xem các lệnh như là các hộp logic, tương tự như sơ đồ cổng logic. Không có các tiếp điểm và cuộn dây, nhưng sẽ có các hộp. Chương trình logic sẽ được tạo ra bằng việc kết nối các hộp, ngõ ra lệnh này sẽ tác động đến ngõ vào lệnh kia tạo thành chương trình điều khiển logic. Phương pháp kết nối này cho phép ta giải quyết được nhiều bài toán logic khác nhau. Luôn chuyển đổi từ chương trình FBD sang STL.

 Ngôn ngữ lập trình PLC STL (STATEMENT LIST)

 Ngôn ngữ PLC STL cho phép ta viết chương trình điều khiển bằng các lệnh gợi nhớ. Nói chung soạn thảo bằng STL phù hợp cho người có kinh nghiệm lập trình cơ bản và đã quen với PLC cũng như cách lập trình logic.

 Soạn thảo bằng ngôn ngữ STL cũng cho phép ta tạo ra các chương trình mà các ngôn ngữ LAD và FBD không thực hiện được. Vì STL là cách lập trình theo ngôn ngữ tự nhiên của CPU, trong khi các phương pháp khác là lập trình đồ họa. Ví dụ viết chương trình theo ngôn ngữ STL như sau:

 Chương trình này tương tự như lập trình bằng ngôn ngữ Assembler. CPU thực hiện chương trình bằng cách chạy các lệnh từ trên xuống dưới, rồi lặp lại.

Học lập trình plc mitsubishi với tài liệu

 https://drive.google.com/file/d/1AtaHCkVfdTfecQc3A1hjztXfuFbkJGNL/view?usp=sharing

 

 

  

  

  

  

 Tag: phần mềm bản s7 200 cáp s7-200 omron tuyển giáo – 1200 căn schneider 300 keyence khóa nâng cao ở đâu simatic tần online đèn servo s7-300 download ls tập step7 microwin 4 0 cx-programmer xử lý ad/da fx 1500 pdf thang rockwell s7-1200 kế zen làm sách panasonic q fuji usb nhận trung tâm ngẫu phát xung tuần tư duy tìm về master-k xgt series dvp s71200 bước nghiệp án logo