Tìm hiểu về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn

 Tìm hiểu về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn

 Công ty tnhh là một loại hình công ty rất phổ biến và chiếm số lượng lớn trong số các doanh nghiệp việt nam. Qua bài viết  này hãy cũng tìm hiểu về loại  hình công ty tnhh.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì ? khái niệm công ty tnhh?

 Có thể hiểu công ty tnhh là một trong những loại hình doanh nghiệp, trong đó thành viên góp vốn của công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong số vốn mà thành viên góp vào công ty. Công ty tnhh không được phát hành chứng khoán để huy động vốn.

 Công ty tnhh có hai hình thức đó là công ty tnhh một thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên.

 

 Ưu nhược điểm của công ty tnhh

  Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1tv)

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

 – Ưu điểm:

 Công ty TNHH một thành viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn. (Theo luật doanh nghiệp và nghị định 78/2015/NĐ – CP)
Vì có tư cách pháp nhân nên người chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên sẽ ít gây ra rủi ro cho chủ sở hữu. Đây cũng là một ưu điểm vượt trội hơn hẳn nếu so sánh với các doanh nghiệp tư nhân.
– Nhược điểm:

 Vì không có quyền phát hành cổ phiếu nên công ty bị hạn chế trong vấn đề huy động vốn. Trong trường hợp, công ty muốn huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác thì buộc phải thực hiện chuyển đổi sang loại hình công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên)

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty TNHH mà thành viên có từ hai đến không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

 -Ưu điểm:

 Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

 Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

 Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường có mối quan hệ quen biết nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
Việc chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ nên khi thay đổi thành viên các thành viên khác hoàn toàn có thể kiểm soát
-Nhược điểm:

 Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.
Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là Doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.

 Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên bị hạn chế

 Về Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân nên chur sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Ở đây có sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty nên trong quá trình kinh doanh chủ sở hữu hạn chế được rủi ro.
So với doanh nghiệp tư nhân do không được trao tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động của doanh nghiệp, sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và công ty là không có dẫn đến khi doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính thì chủ sở hữu phải sử dụng tài sản của chính mình để chịu trách nhiệm. Đây là một điểm mà loại hình Doanh nghiệp tư nhân gặp hạn chế đối với lợi ích của chủ doanh nghiệp.
Vậy nên, bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng. nếu như cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp với quy mô vừa phải, vấn đề quản lý doanh nghiệp không quá phức tạp thì ban đầu nên thành lập Công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Sau đó, nếu trong quá trình hoạt động muốn phat triển công ty ở quy mô lớn hơn và tham gia thị trường chứng khoán thì sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình từ Công TNHH thành Công ty Cổ phần.

 tìm hiểu về công ty tnhh

 Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn

 Về thành viên: Công ty chỉ có một thành viên duy nhất làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

 Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty thuộc do chủ sở hữu duy nhất của công ty đầu tư. Trong công ty không có sự liên kết góp vốn của nhiều thành viên như những loại hình công ty khác.

 Về chế độ chịu trách nhiệm: Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Về chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Sau khi chuyển nhượng vốn, công ty có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc DN tư nhân.

 Về phát hành chứng khoán: Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần.

 Về tư cách pháp lý: Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 Tên viết tắt công ty tnhh

 Tên viết tắt của công ty trách nhiệm hữu hạn : Company limited, viết tắt là LTD

 Ví dụ về công ty trách nhiệm hữu hạn

 Ông B đã góp 1 tỷ đồng để thành lập công ty và chỉ muốn chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình trong phạm vi 1 tỷ đồng.  Do đó, loại hình công ty mà Ông B có thể thành lập công ty đó chính là công ty tnhh một thành viên.

 Cơ cấu tổ chức của công ty tnhh

 Cơ cấu tổ chức của công ty tnhh 1 thành viên

 Cơ cấu tổ chức của công ty tnhh 1 thành viên được chia làm loại đó là cơ cấu tổ chức của công ty tnhh 1 thành viên do cá nhân là chủ sở hữu và cơ cấu tổ chức của công ty tnhh 1 thành viên do tổ chức là chủ sở hữu.

 Cơ cấu tổ chức của công ty tnhh một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

 “Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

 a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

 b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

 2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

 3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này.

 Cơ cấu tổ chức của công ty tnhh do cá nhân làm chủ sở hữu:

 Điều 85. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 2. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 3. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

 Cơ cấu tổ chức của công ty tnhh  2 thành viên trở lên

 “Điều 55. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.”

 Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn

 Công ty tnhh có thể được tổ chức với một trong hai mô hình đó là công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên.

 Chức năng nhiệm vụ của giám đốc công ty tnhh

 Chức năng nhiệm vụ của giám đốc công ty tnhh 1 thành viên:

 Điều 64. Giám đốc, Tổng giám đốc

 1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

 2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

 b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

 c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

 đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

 e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

 g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

 h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

 i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

 k) Tuyển dụng lao động;

 l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.

 Chức năng nhiệm vụ của giám đốc công ty tnhh 2 thành viên trở lên:

 Điều 81. Giám đốc, Tổng giám đốc

 1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

 2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

 b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

 c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

 đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

 e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

 g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

 h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

 i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

 k) Tuyển dụng lao động;

 l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

 3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

 a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

 b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

 tìm hiểu công ty tnhh

 Các chức danh quản lý trong công ty tnhh

 Trong công ty tnhh có thể có các chức danh quản lý công ty đó là: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kiểm sát viên, chủ sở hữu, chủ tịch công ty

 Quy chế nội bộ công ty tnhh

 Tùy mô hình công ty là công ty tnhh một thành viên hay công ty tnhh 2 thành viên trở lên, tùy thuộc vào quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động….mà công ty tnhh xây dựng quy chế nội bộ của công ty.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành chứng khoán không?

 Công ty tnhh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn.

 Câu hỏi về công ty trách nhiệm hữu hạn

 Câu hỏi: Tôi là thành viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn có 03 thành viên, tôi đang là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty. Hiện nay, hai thành viên còn lại chuyển nhượng hết phần vốn góp cho tôi. Vậy tôi có được tiếp tục hoạt động dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên không?

 Trả lời.

 Dựa vào các nội dung bạn nêu ra, tất cả các thành viên khác trong công ty của bạn đã chuyển nhượng hết phần vốn góp của hộ cho bạn. Như vậy, công ty của bạn đã không còn đủ thành viên để hoạt động theo hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Luật doanh nghiệp nữa. Theo quy định tại Khoản 3- Điều 53 của Luật doanh nghiệp:

 “Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng”.

 Căn cứ quy định nêu trên, bạn cần tổ chức hoạt động lại công ty theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty của bạn đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bạn và các thành viên khác hoàn thành việc chuyển nhượng vốn góp.

 Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty tnhh

 Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng.

 Lưu ý: Đối với công ty có nhu cầu t tạm ngừng tiếp lần 2, công ty cần kiểm tra sớm mốc thời gian còn lại đang tạm dừng để tránh khi làm hồ sơ tạm dừng tiếp theo sẽ quá hạn và bị rơi vào tình trạng công ty bị khóa mã số thuế do không thực hiện thủ tục tạm dừng đúng thời hạn.

 Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty:

  • Thông báo Về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty;
  • Kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
  • Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền cho Công ty luật thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Số lượng hồ sơ: 02 bộ: 01 bộ nộp cơ quan đăng ký kinh doanh và 01 bộ lưu tại công ty;

 Thời hạn hoàn thanh thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty

 Thời gian tạm ngừng kinh doanh công ty là 03 – 05 ngày làm việc. Thời gian này bắt đầu tính kể từ sau ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của khách hàng. Ngày làm việc là ngày các cơ quan Đăng ký kinh doanh làm việc, trừ thứ 7, chủ nhật.

 Một số lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh công ty

 -Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của công ty về tạm ngừng kinh doanh của công ty.

 -Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

 – Trong quá trình tạm ngừng doanh nghiệp công ty vẫn phải đóng thuế môn bài và nộp báo cáo tài chính cho những tháng chưa tạm ngừng trong năm.

 Thủ tục phá sản công ty tnhh

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người nộp đơn là chủ nợ:
– Đơn yêu cầu gồm các nội dung:

 + Ngày, tháng, năm;

 + Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

 + Tên, địa chỉ của người làm đơn;

 + Tên, địa chỉ của DN bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

 + Khoản nợ đến hạn.

 – Các chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.

 Người nộp đơn là người lao động:
– Đơn yêu cầu gồm các nội dung

 + Ngày, tháng, năm;

 + Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

 + Tên, địa chỉ của người làm đơn;

 + Tên, địa chỉ của DN bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

 + Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà DN không trả cho người lao động.

 – Chứng cứ chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

 Người nộp đơn là DN mất khả năng thanh toán (người đại diện theo pháp luật của DN, chủ tich Hội đồng thành viên, chủ sở hữu DN)
– Đơn yêu cầu các nội dung:

 + Ngày, tháng, năm;

 + Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

 + Tên, địa chỉ của DN;

 + Tên, địa chỉ của người làm đơn;

 + Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.

 – Báo cáo tài chính của DN trong 03 năm gần nhất.

 – Báo cáo tài chính của DN trong toàn bộ thời gian hoạt động (đối với DN hoạt động chưa đủ 3 năm);

 – Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán;

 – Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục DN mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;

 – Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của DN

 – Danh sách chủ nợ.

 – Danh sách người mắc nợ.

 (Ghi rõ tên, địa chỉ, khoản nợ/cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần,đến hạn hoặc chưa đến hạn)

 – Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập DN

 – Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có)

 III. Bước 2: Nộp hồ sơ

 Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo 2 phương thức:

 – Nộp trực tiếp tại Tòa án.

 – Gửi đến Tòa án qua bưu điện.

 IV. Bước 3: Nộp lệ phí hoặc tạm ứng phí phá sản

 Sau khi Thẩm phán xem xét thấy đơn hợp lệ thì thông báo cho người nộp đơn đóng lệ phí hoặc tạm ứng phí phá sản.

 V. Bước 4

 – Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn)

 – Gửi thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (3 ngày làm việc)

 VI. Bước 5: Kiểm kê tài sản

 – Sau khi Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản và gửi thông báo, DN bị mở thủ tục phá sản thực hiện công việc kiểm kê tài sản.

 – Thời hạn 30 ngày (có thể được gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày)

 VII. Bước 6: Lập danh sách chủ nợ

 – Do quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản lập

 – Thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ.

 – Niêm yết công khai.

 VIII. Bước 7: Lập danh sách người mắc nợ

 – Do quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản lập.

 – Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản.

 – Niêm yết công khai.

 IX. Bước 8: Hội nghị chủ nợ

 Thẩm phán giải quyết vụ việc triệu tập Hội nghị chủ nợ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ.

 X. Ra quyết định tuyên bố phá sản DN

 tag: la   gi   cty   thế   thương   mại   dịch   thoại   mẫu   nhánh   uỷ   phó