Trái phiếu doanh nghiệp là gì – Các loại hình trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là gì

 Trái phiếu doanh nghiệp là một khoản nợ mà Doanh nghiệp vay từ người mua trái phiếu. Người mua được nhận tiền lãi hàng năm và nhận khoản tiền vay gốc vào cuối kỳ hạn của trái phiếu, tương tự như tiền gửi ngân hàng.

 Với mức rủi ro thấp và lợi tức đầu tư hấp dẫn, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư mới trên thị trường, cho phép khách hàng cá nhân đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình một cách hiệu quả tốt nhất.

 Khi bạn mua trái phiếu do một doanh nghiệp phát hành, bạn là chủ nợ của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán gốc và lãi khoản vay theo các cam kết được quy định rõ khi phát hành trái phiếu.

 Trái phiếu có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm và ít có rủi ro mất vốn hơn cổ phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp là một sản phẩm rất hữu ích giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn khi quản lý tài sản.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

  • Người phát hành là các doanh nghiệp.
  • Người mua trái phiếu là người cho các doanh nghiệp tiến hành vay tiền và là chủ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Người mua trái phiếu khác hoàn toàn với người sở hữu cổ phiếu của một doanh nghiệp.
  • Thu nhập từ trái phiếu là tiền lãi, khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
  • Trái phiếu là khoản nợ bắt buộc phải thanh toán, do đó các doanh nghiệp muốn giải thể hoặc tuyên bố phá sản phải hoàn tất các khoản nợ này theo quy định của pháp luật.
  • Trái phiếu mang tính ổn định và độ rủi ro không quá lớn nhưng lại không có quyền điều hành và kiểm soát công ty như cổ phiếu.

Tại sao doanh nghiệp lại phát hành trái phiếu

  • So với việc đi vay ngân hàng dù có lãi suất cao hơn nhưng bù lại trái phiếu đem lại khả năng huy động vốn nhanh hơn và phù hợp với nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn. Đem lại hiệu quả xoay vòng vốn tốt hơn cho doanh nghiệp.
  • Khi phát hành trái phiếu các doanh nghiệp có thể giải ngân ngay lập tức để trả lợi cho người sở hữu thay vì phải trả từng đợt như đối với vay ngân hàng.
  • Doanh nghiệp có thể tự chủ trong thời gian trả lãi suất với việc phát hành trái phiếu thời gian ngắn hay thời gian dài tùy thuộc vào khả năng kinh tế của mình.

Các loại trái phiếu doanh nghiệp hiện nay

  • Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn
  • Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
  • Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành
  • Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
  • Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán
  • Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
  • Trái phiếu có tài sản cầm cố là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
  • Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.
  • Trái phiếu không bảo đảm là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành

Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

  • Đối với doanh nghiệp phát hành trong nước : Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi và Báo cáo tài chính được kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần.
  • Doanh nghiệp có thời gian chính thức đi vào hoạt động ít nhất 01 năm.
  • Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn và đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tai pháp luật chuyên ngành.
  • Có phương án phát hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong doanh nghiệp, các đợt phát hành phải cách nhau ít nhất 06 tháng thì mới được phát hành loại trái phiếu này.
  • Đối với doanh nghiệp phát hành tại nước ngoài : Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của 3 năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải có lãi và Báo cáo tài chính được kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần.
  • Doanh nghiệp có thời gian chính thức đi vào hoạt động ít nhất 03 năm.
  • Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn và đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tai pháp luật chuyên ngành.
  • Có phương án phát hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận.
  • Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước xác nhận thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
  •  Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo có hệ số tín nhiệm tối thiểu bằng hệ số tín nhiệm quốc gia;
  •  Doanh nghiệp phát hành đã hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp của thị trường phát hành áp dụng cho từng đợt, từng hình thức phát hành.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong doanh nghiệp, các đợt phát hành phải cách nhau ít nhất 06 tháng thì mới được phát hành loại trái phiếu này.
  • Ngoài ra, chi phí phát hành, thanh toán do doanh nghiệp phát hành chi trả và được hạch toán vào giá trị dự án. Doanh nghiệp phát hành bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu từ các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.

 Việc phát hành trái phiếu tuy mang lại nhiều lợi ích trong việc huy động vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhưng ngược lại tiềm ẩn khả năng rủi ro khá lớn do mức lãi suất cao. Chính vì thế đây là một sự lựa chọn cần phải cân nhắc thật kỹ càng bởi các doanh nghiệp trong việc huy động vốn cho mình. Có như vậy mới đem lại hiệu quả được như mong muốn và tận dụng hết được những lợi ích mà hình thức trái phiếu này đem lại cho các doanh nghiệp tiến hành phát hành trái phiếu.

Phân loại trái phiếu doanh nghiệp

 – Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết là các trái phiếu doanh nghiệp được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) và được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung (HSX hoặc HNX). Các giao dịch trái phiếu sẽ tuân theo quy định của Sở GDCK niêm yết.

 – Trái phiếu doanh nghiệp OTC là việc gọi tắt các trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch trên thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung. Việc giao dịch trái phiếu sẽ được tiến hành dựa trên thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”.

Lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

 lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

  Đối với cơ quan nhà nước:

 – Huy động các nguồn lực xã hội phát triển kinh tế

 – Giảm áp lực tăng trưởng tín dụng lên hệ thống ngân hàng

 ● Đối với nhà đầu tư:

 – Lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm

 – Có thể mua đi bán lại, lãi suất thực nhận theo thời gian đầu tư

 – An toàn hơn cổ phiếu, được ưu tiên thanh toán trước cổ đông

 – Lãi suất trái phiếu thanh toán định kỳ có thể tái đầu tư

 – Ngoài lãi suất, trái phiếu có thể có thêm lãi giá vốn nếu giá trái phiếu tăng

 ● Đối với doanh nghiệp:

 – Đa dạng hóa kênh huy động, giảm phụ thuộc vào ngân hàng

 – Nhận tiền một lần phù hợp thực hiện các dự án dài hạn

 – Tăng độ nhận diện đến cộng đồng đầu tư

 

 

 

 Tag: trình 2019 qua tnhh tục vấn nào 2018 nên nhược nghị lãnh tiếng anh việt nam