Trình bày đặc điểm địa hình bắc mĩ

 Trình bày đặc điểm địa hình bắc mĩ

 1. Các khu vực địa hình

  Địa hình được chia thành 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

 

 a. Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây

             – Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.

             – Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.

             – Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…

 b. Miền đồng bằng ở giữa

             – Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

             => Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa.

             – Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi).

 c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

             – Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.

             – Hướng đông bắc – tây nam.

             – Giàu khoáng sản than và sắt.

 

 So sánh đặc điểm địa hình nam mĩ với đặc điểm địa hình bắc mĩ

 nêu đặc điểm địa hình nam mĩ với đặc điểm địa hình bắc mĩ

 *Giống nhau :

  – Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

 * Khác nhau :

 + Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

 + Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

 + Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

 C2. Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:

 – Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn.

 – Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

 – Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin

 – Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.

 – Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.

 – Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

 – Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

 C3.

  – Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

  – Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.

 C4.

 – Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

 – Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

 C5.

 – A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá.

 – Nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A-ma-dôn bị huỷ hoại sẽ gây ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.