Văn bản luật & văn bản dưới luật là gì – So sánh 2 loại văn bản này

Văn bản luật là gì

 Văn bản luật là tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật được Quốc hội biểu quyết theo trình tự do pháp luật quy định, gồm hiến pháp, các đạo luật, các bộ luật và nghị quyết của Quốc hội.

 Ở Việt Nam, pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề được Quốc hội giao có giá trị như luật nên có thể xếp vào văn bản luật (Văn bản quy phạm pháp luật).

Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật

 – Hiến pháp, nghị quyết của Quốc hội, luật

 – Pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

 – Nghị định Chính phủ

 – Lệnh và quyết định ban hành của Chủ tịch nước

Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật

 – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

 – Thông tư dược ban hành bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

 – Thông tư của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

 – Nghị quyết của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán, Thông tư từ Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.

 – Quyết định được Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành

 – Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và nhwcng cơ quan TW của các tổ chức chính trị xã hội, hoặc giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội.

 – Thông tư liên tịch kết nối giữa Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ với bên bộ phận Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, hoặc giữa bộ phận Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

 – Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân và của Ủy ban nhân dân.

Văn bản dưới luật là gì

 Văn bản dưới luật là Tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, cơ quan quyền lực nhà nước, quản lý nhà nước ở địa phương, ban hành để cụ thể hóa một vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội, được pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giao, hay để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức. Văn bản dưới luật không được trái với hiến pháp, với luật.

So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật
Giống nhau
+ Đều là văn bản pháp luật do các cơ Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.

 + Đều được Nhà nước bảo đảm quyền thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước.

 + Được ban hành theo tình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

 + Đều có hiệu lực buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan

 + Đều được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội

Khác nhau
*Khái niệm
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lí cá biệt, mang tính quyền lực Nhà nước do cơ quan, quan chức, công chức Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
*Đặc điểm
– Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 – Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.

 – Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.

– Do cơ quan Nhà nước, quan chức, công chức có thẩm quyển hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước giao quyển áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định;

 – Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cá biệt cụ thể;

 – Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước;

 – Dựa trên cơ sở pháp lí là văn bản quy phạm pháp luật thực định.

*Về chủ thể ban hành
Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định. Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.
* Mục đích ban hành
Được dùng để ban hành, đề ra quy phạm mới hoặc đình chỉ, sử đổi, bãi bỏ quy phạm hiện hành, hoặc thay đổi phạm vi hiệu lực của nó. Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

 Quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm được ấn định

* Nội dung ban hành
Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể cần áp dụng và được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực. Văn bản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, hoặc xác định biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm pháp luật như bị phạt cảnh cáo, phạt tiền (trong xử phạt hành chính), bị xử lý kỉ luật với các biện pháp như khiển trách, cảnh cáo, hạ mức lương, sa thải . . . Ngoài ra văn bản áp dụng pháp luật còn quy định chủ thể thực hiện các tránh nhiệm pháp lý như bồi thường thiệt hại, khắc phục các hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
* Số lần áp dụng
Áp dụng cho nhiều lần trong cuộc sống cho đến khi nó hết hiệu lực. Áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.
* Trình tự thủ tục ban hành
Được ban hành dưới hình thức văn bản nhằm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật và có hiệu lực bắt buộc. Được ban hành hợp pháp, nghĩa là nó phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

 Nội dung của văn bản pháp luật phải rõ ràng, chính xác đầy đủ.

Cơ sở ban hành
Dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật Thường dựa vào ít nhất một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật
Thời gian có hiệu lực
Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh Thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc

 

  

  

  

 Tag: bao soạn thảo 34 dẫn năm 2019 2015 cbcc qppl thuvienphapluat 2008