Vật lý trị liệu là gì – Tìm hiểu về phương pháp VLTL

Vật lý trị liệu là gì

 Theo quan điểm y khoa học hiện đại, y học chia là 3 bộ phận chính y học dự phòng, y học điều trị và y học phục hồi. Vật lý trị liệu là mảng lớn nhất thuộc y học phục hồi. Chức năng của mỗi bộ phận cũng là tên gọi của chính nó. Vật lý trị liệu được hiểu nôm na là điều trị bệnh bằng các phương pháp thuộc về khoa học vật lý ví dụ như lực cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng, các loại sóng âm, sóng từ trường… Khoa học vật lý càng phát triển thì các phương pháp vật lý trị liệu càng phong phú hơn.

Image for post
Vật lý trị liệu được xem là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất. (Hình ảnh minh họa)

 Ngày nay vật lý trị liệu được xem là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất, tác động trực tiếp đến các khiếm khuyết do bệnh tật gây ra từ đó khắc phục được tình trạng bệnh một cách hữu hiệu mà phương pháp dùng thuốc không làm được. Ví dụ như một bệnh nhân cứng khớp sau bất động gãy xương, thuốc sẽ không làm hết cứng khớp, thay vào đó bệnh nhân cần phải được điều trị bằng lực kéo nắn, đó chính là vật lý trị liệu.

 Khi nói đến phương pháp điều trị không dùng thuốc nhiều người sẽ nghĩ VLTL thuộc Đông Y phổ biến với phương pháp châm cứu bấm huyệt. Đa số các bệnh viện vẫn còn tình trạng ghép chung Đông Y vào Khoa VLTL-PHCN là do nhận thức chưa đúng đắn. Điều này là sai bởi VLTL-PHCN thuộc về Tây Y. Tây Y điều trị bệnh dựa trên lý luận khoa học chứng cứ và thiết bị máy mọc hiện đại, không giống Đông Y điều trị dựa trên các thuyết âm dương ngũ hành.

 Những hoạt động tổng quát

 Các nhà vật lý trị liệu có thể điều trị hoặc hỗ trợ điều trị một loạt các bệnh lý, tùy thuộc vào chuyên môn được đào tạo như:

  • Tình trạng tim phổi, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ nang và nhồi máu sau cơ tim.
  • Trị liệu cơ học cho các tình trạng như hội chứng ống cổ tay và ngón tay cò súng.
  • Rối loạn chức năng cơ xương như đau lưng, viêm gân chóp xoay và rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).
  • Các bệnh lý thần kinh như đột quỵ, chấn thương cột sống, bệnh Parkinson, đa xơ cứng, rối loạn chức năng tiền đình và chấn thương sọ não.
  • Các bệnh lý nhi khoa như chậm phát triển, bại não và loạn dưỡng cơ.
  • Chấn thương liên quan đến thể thao, chẳng hạn như chấn động và chứng khuỷu tay quần vợt (tenis elbow)
  • Sức khỏe của phụ nữ và rối loạn chức năng sàn chậu như tiểu tiện không tự chủ và phù bạch huyết.
  • Các trường hợp khác mà vật lý trị liệu có thể hỗ trợ điều trị bao gồm bỏng, chăm sóc vết thương và loét do tiểu đường.

 Lợi ích của vật lý trị liệu

 Tùy thuộc vào mục đích điều trị, lợi ích của vật lý trị liệu bao gồm:

  • Kiểm soát đau mà giảm dần việc sử dụng thuốc giảm đau opioid
  • Tránh phẫu thuật
  • Cải thiện khả năng vận động và di chuyển
  • Phục hồi sau chấn thương.
  • Phục hồi sau đột quỵ hoặc tê liệt
  • Cải thiện cân bằng
  • Phòng ngừa các tình trạng sức khỏe liên quan đến tuổi.

 Các chuyên gia vật lý trị liệu thể thao có thể giúp một vận động viên đạt được thành tích tối đa thông qua việc tối ưu hóa hoạt động các bộ phận cụ thể của cơ thể và sử dụng cơ bắp theo những cách tốt nhất.

      

 Các loại vật lý trị liệu

 Vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân lấy lại sự vận động hoặc sức mạnh sau khi bị chấn thương hoặc bệnh tật. Tương tự như với bất kỳ các phương pháp điều trị y tế khác, việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc theo bệnh lý và mục đích. Tùy vào sự phát triển của ngành y tế tại mỗi địa phương mà quyết định đến sự phong phú của các hình thức trị liệu:

 Vật lý trị liệu chỉnh hình điều trị chấn thương cơ xương, liên quan đến các cơ, xương, dây chằng, mô liên kết và gân cho các tình trạng như gãy xương, bong gân, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, các bệnh lý mãn tính và phục hồi sau phẫu thuật chỉnh hình. Bệnh nhân có thể điều trị bằng vận động khớp, trị liệu cơ học, rèn luyện sức mạnh, rèn luyện khả năng vận động và các phương thức trị liệu khác.

 Vật lý trị liệu lão khoa có thể giúp những bệnh nhân lớn tuổi mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng vận động và thể chất bao gồm viêm khớp, loãng xương, bệnh Alzheimer, thay khớp háng nhân tạo, rối loạn thăng bằng và không tự chủ. Loại vật lý trị liệu này nhằm mục đích khôi phục khả năng vận động, giảm đau và tăng mức độ các hoạt động thể lực.

 Vật lý trị liệu thần kinh có thể giúp những người bị rối loạn thần kinh và các bệnh như Alzheimer, chấn thương não, bại não, đa xơ cứng, bệnh Parkinson, chấn thương cột sống và đột quỵ. Điều trị có thể tăng phản xạ chân tay, điều trị tê liệt và tăng sức mạnh cơ bắp, giảm tình trạng teo cơ.

 Phục hồi chức năng tim mạch và phổi  cải thiện chức năng tim phổi cho những người đã trải qua các cuộc phẫu thuật.

 Vật lý trị liệu nhi khoa nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và cải thiện các tình trạng ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm: chậm phát triển, bại não, tật nứt đốt sống, trẹo cổ và các tình trạng khác ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp.

 Liệu pháp chăm sóc vết thương có thể giúp đảm bảo rằng vết thương đang lành sẽ được cung cấp đủ oxy và máu bằng cách cải thiện lưu thông tuần hoàn. Vật lý trị liệu có thể bao gồm việc sử dụng các liệu pháp cơ học, kích thích điện, trị liệu nén và chăm sóc vết thương.

 Liệu pháp tiền đình nhằm mục đích điều trị các vấn đề cân bằng mà nguyên nhân có thể xuất phát từ các rối loạn ở tai trong. Vật lý trị liệu tiền đình bao gồm một số bài tập và kỹ thuật có thể giúp bệnh nhân lấy lại thăng bằng và phối hợp các hoạt động một cách bình thường.

 Điều trị thông mũi có thể giúp thoát dịch ở bệnh nhân bị phù bạch huyết và các bệnh lý khác liên quan đến tích tụ dịch bên trong cơ thể.

 Phục hồi sàn chậu có thể giúp điều trị tiểu tiện không tự chủ hoặc đại tiện, bí tiểu, đau vùng chậu ở nam giới và phụ nữ do chấn thương, phẫu thuật, hoặc do một số tình trạng khác.

 Ngoài thao tác vật lý cơ học, các phương pháo điều trị hỗ trợ có thể bao gồm:

  • Siêu âm kết hợp để thúc đẩy lưu lượng máu và chữa lành bằng cách làm nóng gân, cơ và các mô.
  • Siêu âm trị liệu: sử dụng siêu âm như một steroid tại chỗ. Điều này có thể làm giảm sự hiện diện của viêm.
  • Kích thích điện sử dụng các điện cực tại chỗ trên da để giảm đau và tăng hoạt động chức năng.
  • Nhiệt trị liệu, nhiệt ẩm và trị liệu lạnh;
  • Quang trị liệu: Ánh sáng và laser đặc biệt được sử dụng để điều trị một số bệnh trạng

 Tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể, các nhà trị liệu sẽ đề nghị phương pháp điều trị thích hợp nhất.

 Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hoạt động trong các lĩnh vực như:

  • Sức khỏe tim mạch và phổi
  • Điện sinh lý lâm sàng
  • Sức khỏe cho người già
  • Thần kinh, chỉnh hình, nhi khoa, vật lý trị liệu thể thao và sức khỏe phụ nữ.

 Theo Liên đoàn Vật lý trị liệu thế giới, các loại điều trị này không chỉ tập trung mang lại lợi ích cho cơ thể mà còn có lợi trong việc tối đa hóa chất lượng cuộc sống, tiềm năng vận động, phòng ngừa, điều trị, can thiệp, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Điều này bao gồm cả sức khỏe thể chất, tâm lý, cảm xúc và xã hội.”

Cách tập vật lý trị liệu tại nhà

 Vật lý trị liệu tại nhà với bài tập Kéo căng khớp vai

 Kéo căng khớp vai là bài tập vật lý trị liệu tại nhà có tác dụng kéo căng các phần cánh tay, vai và phần trên của lưng.

Cấu Trúc Khớp Vai
Cấu trúc khớp vai

 Các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: trước tiên người bệnh đan 2 bàn tay lại với nhau, các ngón tay xen kẽ. Sau đó từ từ đưa lòng bàn tay lên trên đầu rồi đưa tay lên trên. Người bệnh giữ tư thế này trong 10 giây rồi thả lỏng, và bắt đầu lại từ đầu.

 Bài tập Kéo căng cánh tay đơn giản, dễ thực hiện khi ở nhà

 Với bài tập này, người bệnh tập trung phục hồi sự vận động của các cơ cánh tay mang lại sự phản ứng linh hoạt trong các hoạt động sống hằng ngày.

 Bài tập này được tiến hành như sau: bệnh nhân nâng cánh tay trái ngang với mặt đất rồi dùng tay phải nắm khủy tay trái kéo qua ngực, kéo căng dần trong khoảng 10 giây rồi từ từ thả lỏng. Sau đó thực hiện tương tự với tay còn lại.

Bài Tập Kéo Căng Cánh Tay
Bài tập kéo căng cánh tay

 Kéo căng gối ngực – bài tập vật lý trị liệu phổ biến

 Bệnh nhân nằm lên nệm cứng hoặc giường, kéo đầu gối của mình co vào cơ thể. Chú ý không được ngước đầu lên, sau đó lấy tay ôm chân lại kéo mạnh dần và giữ trong khoảng 20-30 giây rồi thả lỏng. Làm tương tự như vậy với chân còn lại.

Bài Tập Kéo Căng Gối Ngực
Bài tập kéo căng gối ngực

 Bài tập phục hồi chức năng: Kéo căng gân cơ cổ chân và cẳng chân

 Người bệnh thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà này như sau:

 Người bệnh dùng 2 tay vịn thành ghế phía trước, chân phải duỗi thẳng, chân trái co lại, và 2 chân cách nhau khoảng 1 bước chân. Sau đó, đưa người xuống từ từ cong chân trái lại trong khi chân phải vẫn duỗi thẳng, bàn chân phải vẫn áp sát xuống mặt đất và lưng trong tư thế thẳng. Nhún người xuống giữ trong khoảng 10-20 giây rồi thả lỏng cơ thể. Cứ như vậy làm tương tự với chân còn lại.

Bài Tập Kéo Căng Gân Cơ Cổ Chân Và Cẳng Chân
Bài tập kéo căng gân cơ cổ chân và cẳng chân

 Bài tập kéo căng cơ đùi sau – hiệu quả và dễ tập luyện

 Bài tập này khá dễ để bệnh nhân luyện tập tại nhà. Người bệnh dùng một chiếc khăn hoặc một miếng vải dài và thực hiện theo các bước sau đây: bệnh nhân trong tư thế ngồi xuống nệm và duỗi thẳng 2 chân. Tiếp theo lấy khăn lông dài hoặc miếng vải dài móc vào mũi bàn chân, sau đó lấy hai tay giữ khăn trong khi gập người về phía trước, giữ trong vòng 30 giây rồi từ từ thả lỏng.

Bài Tập Kéo Căng Cơ đùi Sau
Bài tập kéo căng cơ đùi sau

 Bài tập phục hồi chức năng: Kéo căng cơ đùi trước 

 Bệnh nhân trong tư thế đứng thẳng người kế bên và song song với ghế, lấy tay phải vịn ghế. Tiếp đến dồn trọng lực vào chân trái rồi co chân phải lên dần và gót chân để phía mông, tay còn lại giữ chân co. Giữ tư thế này trong 30 giây rồi từ từ thả lỏng người. Thực hiện tương tự với chân còn lại.

Bài Tập Kéo Căng Cơ đùi Trước Với Ghế
Bài tập kéo căng cơ đùi trước

 Vật lý trị liệu tại nhà với tư thế ngồi xổm

 Người bệnh đứng phía trước ghế với tư thế 2 chân dạng vừa phải ra 2 bên. Hai tay khoanh lại trước ngực, lưng thẳng. Tiếp theo giữ nguyên tư thế đó rồi từ từ ngồi xuống ghế. Tập luyện lặp lại động tác này khoảng 10-12 lần, sau đó nghỉ khoảng 30 giây rồi có thể tập tiếp bài khác.

Đèn hồng ngoại vật lý trị liệu

 Việc sử dụng đèn hồng ngoại để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý có liên quan đến đau ngày càng phổ biến bởi sự tiện dụng mà đèn hồng ngoại mang lại so với các phương thức điều trị bằng nhiệt khác như: chườm nóng, siêu âm…Do đó, những hiểu biết cơ bản về công dụng, cách dùng và các tai biến có thể có là hết sức cần thiết khi tiến hành điều trị bằng đèn hồng ngoại tại nhà hầu tránh những tác hại đáng tiếc có thể xảy ra.

 đèn hồng ngoại - những lợi ích và tai biến

 Đèn hồng ngoại trên thị trường có 2 loại: phát quang và không phát quang. Loại phát quang tạo ra các tia hồng ngoại có bước sóng ngắn, loại không phát quang tạo ra các tia có bước sóng dài hơn. Các tia hồng ngoại có bước sóng ngắn sẽ xâm nhập mô sâu hơn các tia có bước sóng dài. Các tia hồng ngoại khi được hấp thụ qua mô cơ thể sẽ sinh ra nhiệt. Chính nhờ hiệu ứng nhiệt này giúp cho đèn hồng ngoại có một số tác dụng sau: giúp giãn mạch tại vùng chiếu tia, làm tăng lượng máu mang oxi và dinh dưỡng đến vùng giãn mạch, tăng chuyển hóa mô tại chỗ và tăng tiết mồ hôi, giảm phù nề. Bên cạnh đó, nếu chiếu tia hồng ngoại có cường độ thấp (nóng nhẹ) sẽ giúp làm xoa dịu các đầu thụ cảm thần kinh có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, tác dụng giảm đau này còn do bởi hiệu quả thư giản cơ tại vùng chiếu do sự tăng nhiệt độ tại chỗ.

 Chính nhờ các công dụng trên mà đèn hồng ngoại thường được sử dụng như là điều trị hỗ trợ cho các trường hợp: đau lưng cơ năng, đau khớp mạn, đau do co cơ vai, gáy; các nhiễm trùng ngoài da, vết thương nông; các trường hợp viêm, phù do ứ trệ tuần hoàn; dùng trước tập vận động giúp cải thiện tầm vận động khớp ở bệnh nhân cứng khớp; các trường hợp bong gân đã qua giai đoạn cấp…

Xe đạp tập vật lý trị liệu

 Xe đạp tập vật lý trị liệu là thiết bị tập luyện cho người bị tai biến và nó có tác dụng tập vận động cho chân tay linh hoạt, đồng thời nâng cao thể lực hiệu quả. Vậy bạn đã biết, mua xe đạp tập vật lý trị liệu nào tốt và phù hợp để sử dụng cho người bị bệnh tai biến mạch máu não nhằm đem lại kết quả cao nhất chưa? Để giúp bạn có thể lựa chọn cho ông bà hay bố mẹ của mình mẫu máy tập phù hợp, hôm nay Thiên Trường Sport sẽ chia sẻ với bạn những lưu ý khi chọn mua và sau đó giới thiệu thêm tới bạn thông tin chi tiết của 10 mẫu xe đạp tập vật lý trị liệu tốt nhất, đang được ưa chuộng tại các cơ sở y tế hiện nay ở Việt Nam. Nào, hãy cùng bắt đầu tìm hiểu với chúng tôi bạn nhé !

Công dụng của xe đạp tập vật lý trị liệu.

 Các chuyên gia sức khỏe cho biết, xe đạp tập vật lý trị liệu là dòng xe đạp thiết kế dành riêng cho người cần phục hồi chức năng, người bị tai biến, người mới ốm dậy hoặc người có sức khỏe yếu. Chức năng chính của xe đạp tập vật lý trị liệu là giúp cơ bắp và xương khớp của người tập luyện trở nên dẻo dai hơn, khỏe mạnh, linh hoạt hơn và đồng thời, hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp. Tất cả các tính năng này sẽ giúp người vừa mới ốm dậy dần dần phục hồi sức khỏe, các bộ phận trên cơ thể sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại và giúp chức năng vận động chân tay của người tập luyện ngày một tốt lên.

 Xe đạp tập vật lý trị liệu

 Xe đạp tập vật lý trị liệu

 Khi rèn luyện với dòng xe đạp tập này, người bệnh có thể cải thiện được các chức năng của hệ tim mạch, huyết áp, tăng cường khả năng trao đổi chất, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các bài tập thể dục trên xe đạp tập vật lý trị liệu còn giúp người bệnh khỏi chứng đau tiền đình, tăng cường máu lên não và tăng lượng oxy cung cấp cho phổi. Ngoài ra, nhờ tập luyện bằng xe đạp thường xuyên, cơ thể của người bệnh mới ốm dậy không những được cải thiện tích cực mà tinh thần cũng trở nên lạc quan, vui tươi và yêu đời hơn. Các bác sĩ cho biết, trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị tai biến đã có những chuyển biến tích cực sau một thời gian nhờ tập luyện với xe đạp tập vật lý trị liệu.

Gối vật lý trị liệu đốt sống cổ

 Gối hỗ trợ cột sống cổ có tác dụng phòng và trị bệnh rất hiệu quả cho các bệnh nhân bị thoái hóa,gai,thoát vị đĩa đệm,căng cơ cột sống cổ.ngoài ra các bệnh lý chèn ép rễ thần kinh từ cột sống cổ gây ra làm cho bệnh nhân tê bì cánh tay khi ngủ,làm cho người bệnh mất đau đầu,mất ngủ về đêm kinh niên,ngáy ngủ,phụ nữ mang thai… thì nay gối hỗ trợ cột sống cổ đem lại cảm giác thoải mái khi ngủ và và Không còn ngáy ngủ, mất ngủ hay đau nhức đốt sống cổ. Nằm xuống & cảm nhận, bạn sẽ thấy tuyệt vời hơn cả những gì bạn mong đợi!!!

 Gối được thiết kế định hình đặc biệt giúp điều chỉnh sự gấp khúc của đường thở trong khi ngủ, luồng khí khi đi qua khí quản được lưu thông tự do, thông thoáng, hạn chế chứng ngáy ngủ và mang lại giấc ngủ êm ái nhẹ nhàng.
– Khi bạn nằm xuống, gối sẽ từ từ cong theo những đường cong cơ thể, tạo ra sự nâng đỡ và ôm giữ tư thế hoàn hảo với cấu tạo hình gợn sóng đặc biệt theo đường cong sinh lý của cột sống cổ. giúp nâng đỡ tốt đầu và cổ, sẽ tạo cho bạn cảm giác hoàn toàn thoải mái khi ngủ. Bạn sẽ không phải thức dậy với cái cổ vẹo đau ê ẩm vì gối quá cao hoặc quá thấp.

Máy xung điện vật lý trị liệu

 Điện xung trị liệu là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu bằng các xung điện có tần số thấp và trung bình.
Dòng điện xung là dòng điện do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên. Xung điện là dòng điện chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, xen kẽ giữa các xung là khoảng nghỉ hoàn toàn không có dòng điện. Các dòng điện xung có thể là dòng một chiều hoặc xoay chiều

 vật lý trị liệu

   Tác dụng sinh lý:

 Từ kích thích gây hưng phấn các cơ quan cảm thụ ở da, cơ và các tổ chức dòng điện đi qua gây nhiều phản xạ như giãn mạch, tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cục bộ, tăng chuyển hoá…; kèm theo hiện tượng co rút cơ không theo ý muốn là sự tăng cường các phản ứng oxy hoá khử, tiêu hao các chất glycogen..

 Nếu là dòng điện xung một chiều còn có tác dụng vận chuyển điện tích gây cực hoá như dòng một chiều đều.

 Vì vậy ứng dụng dòng điện xung trong thực hành rất phong phú và tuỳ thuộc nhiều yếu tố. Có thể nêu các tác dụng tổng hợp sau đây:

 – Tăng tuần hoàn tại chỗ do kích thích trực tiếp các mạch máu và do co cơ

 – Giảm đau do ức chế dẫn truyền cảm giác, ức chế trung tâm cảm giác bằng tăng sinh chất chống đau,

 thoái hóa cột sống

 – Giảm phù nề, giải phóng chèn ép tại chỗ, tăng thải trừ chất chuyển hoá tại chỗ.

 – Tăng trương lực cơ và phục hồi sức cơ bị liệt.

 – Giảm viêm do tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá và tăng thực bào tại chỗ

 Do kết quả của các tác dụng trên, các dòng điện xung có thể gây tác dụng cải thiện về triệu chứng bệnh rất đa dạng. Tuy nhiên nó hầu như không có tác dụng gì đối với nguyên nhân đã gây ra bệnh.

 thoái hóa cột sống

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tiếng anh tphcm quốc doctor home dược đâu vụ hàn mổ khám bóng gò vấp dũ vĩnh đức 4 dán khóa tuyển hô phí massage huyện đòn pasteur giáo trình đứt chéo bảng giá tọa nxb 2000 cử du non nghề thắt kiềng bé very easy mỹ lớp bóp chuẩn