Viện khoa học nông nghiệp việt nam

 Viện khoa học nông nghiệp việt nam

 Nhà điều hành

 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) có bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang. Viện được thành lập theo Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg, ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định số 3530/QĐ-BNN-TCCB, số 3531/QĐ-BNN-TCCB, số 3533/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/12/ 2009, số 1687/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/6/2010 và số 2051/QĐ-BNN-TCCB ngày 29/7/ 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở sắp xếp các đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiền thân của Viện là các đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Canh Nông, Bộ Nông Lâm và Bộ Nông nghiệp trước đây, gồm Viện Trồng trọt (năm 1952), Viện Khảo cứu Nông Lâm (1955), Viện Khảo cứu Trồng trọt (1957), Học viện Nông Lâm (1958), Viện Khoa học Nông nghiệp (1963) và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1977).

 Trụ sở chính: Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội

 Nguồn nhân lực: VAAS hiện có 3.077 cán bộ viên chức, trong đó có 29 GS, PGS; 208 TS; 536 ThS; 1315 đại học.

 Cơ cấu tổ chức

 Gồm 6 đơn vị chức năng và 18 Viện/ Trung tâm trực thuộc.

 Các đơn vị chức năng: Văn phòng, Ban Tổ chức cán bộ, Ban Khoa học và HTQT, Ban Thông tin, Ban Đào tạo sau đại học, Ban Tài chính – Kế toán.

 Các đơn vị trực thuộc:

 1- Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (IAS)

 2- Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (CLRRI)

 3- Viện Bảo vệ thực vật (PPRI)

 4- Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI)

 5- Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (FCRI)

 6- Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI)

 7- Viện Di truyền Nông nghiệp (AGI)

 8- Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ (ASINCV)

 9- Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE)

 10- Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV)

 11- Viện Nghiên cứu Ngô (MRI)

 12- Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên (WASI)

 13- Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI)

 14- Trung tâm Tài nguyên thực vật (PRC)

 15- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa ((SFRI)

 16- Trung Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương (VIETSERI)

 17- Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI)

 18- Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (CETDAE)

 Nhiệm vụ

 + Xây dựng tầm nhìn chiến lược và các chương trình phát triển nông thôn

 + Thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ

 + Đào tạo sau đại học

 Chức năng

  Thực hiên nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ  thuộc các lĩnh vực:

 + Di truyền thực vật, lưu giữ nguồn gen

 + Hệ thống nông nghiệp và kỹ thuật canh tác

 + Chọn tạo giống cây trồng

 + Phát triển nông thôn

 + Công nghệ sinh học

 + Chuyển giao công nghệ

 + Đất và dinh dưỡng cây trồng

 + Đào tạo sau đại học

 + Bảo vệ thực vật

 + Hợp tác quốc tế

 + Môi trường nông nghiệp

 Chiến lược nghiên cứu và phát triển

 Chọn tạo giống, trong đó ưu tiên chọn tạo giống thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh chính, giống ngắn ngày, chất lượng đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

 Nghiên cứu các gói công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm trên thị trường, tập trung nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị và hàng hóa. Ưu tiên cho nghiên cứu các sản phẩm hàng hóa tại các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm.

 Nghiên cứu các giải pháp quản lý cây trồng tổng hợp để đạt năng suất kinh tế tối đa, nâng cao năng suất tại các vùng sinh thái, thu hẹp khoảng cách về năng suất giữa các vùng và các nhóm nông hộ.

 Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái. Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp với phương pháp tiếp cận tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường; các thể chế, nông hộ cũng như các mô hình tổ chức sản xuất, hiệp hội ngành hàng, đề xuất mô hình sản xuất phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

 Nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp; đồng thời tập trung nghiên cứu đề xuất các nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học thay vì dùng các nguồn lương thực như hiện nay để giảm cạnh tranh về lương thực cho các mục tiêu khác nhau, trong đó có mục tiêu về nhiên liệu sinh học.

 Thành tựu chính 5 năm gần đây

 – Chọn tạo được 218 giống cây trồng mới trong đó 140 giống đã được công nhận (Bao gồm Lúa, Ngô, Đậu đỗ, Cây có củ, Rau, Hoa, Cây ăn quả, Cây công nghiệp, Cây dâu tằm…).

 – Chuyển nhượng bản quyền và ủy quyền kinh doanh 34 giống cây trồng mới.

 – Giải mã hệ gen các giống lúa chất lượng và chống chịu các bất lợi, lập bản đồ hệ gen (GWAS).

 – Lưu giữ 38.444 mẫu nguồn gen cây trồng trong cả nước.

 – Duy trì và bảo quản tốt bộ mẫu vật (Trên 8.000 loài côn trùng với 100.000 mẫu vật, trên 750 loại mẫu bệnh cây và trên 700 loài cỏ dại hại cây trồng).

 – Chuyển giao hàng trăm quy trình kỹ thuật canh tác, quy trình quản lý dịch hại, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và kỹ thuật xử lý môi trường cho sản xuất.

 – Đã đào tạo được 65 tiến sĩ, 155 thạc sĩ với các chuyên ngành khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp.

 – Xuất bản Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam định kỳ mỗi tháng một số.

 Hợp tác Quốc tế

 Trong 5 năm qua, Viện đã triển khai hợp tác về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ với 38 Quốc gia và 28 Tổ chức Quốc tế. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm thu thập, lưu giữ ngồn gen, chọn tạo giống cây trồng, nghiên cứu công nghệ sinh học, khoa học đất, dinh dưỡng động, thực vật, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe động, thực vật, an toàn an ninh lương thực, hệ thống nông nghiệp, thích nghi với biến đổi khí hậu, thiết lập các bện viên cây trồng, chia sẻ thông tin nông nghiệp, đào tao tập huấn, trao đổi chuyên gia v.v… Hàng chục dự án hợp tác quốc tế đã được ký kết và triển khai thành công, hàng trăm lượt cán bộ được đào tạo và tập huấn ở nước ngoài.

  

  

  

 tag: hữu hoạch sách điện nhiệt đới hoc máy hoọc hocj mua nấm linh chi tuyển tinh dầu phân beệnh truyên