Xung đột pháp luật là gì

 Xung đột pháp luật là gì

 Khái niệm: Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, do có sự khác nhau giữa pháp luật của các quốc gia hoặc do tính chất đặc thù của chính đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

 Giải quyết xung đột pháp luật

Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật:
a) Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia.
Các quốc gia tự ban hành các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước mình để hướng dẫn chọn luật áp dụng để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong khi chưa xây dựng được đầy đủ các QPTC thống nhất.
Các nước cùng nhau kí kết các điều ước quốc tế để xây dựng lên các quy phạm xung đột thống nhất.
b) Phương pháp thực chất
Phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia.

 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài

 Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng trong tư pháp quốc tế:

 Cách giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng trong tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới hầu như không có sự khác nhau.

 Theo quy định của pháp luật các nước, để xác định tính chính xác về một nội dung của hợp đồng, đa số các nước áp dụng nguyên tắc thỏa thuận . Vì về mặt bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của họ trong một  giao dịch dân sự. Theo nguyên tắc này, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng. Trên thực tế các bên thường thỏa thuận áp dụng các hệ thống pháp luật có liên quan tới hợp đồng .

 Ngoài ra, để xác định tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng có yếu tố nước ngoài, bên cạnh việc áp dụng nguyên tắc thỏa thuận , người ta còn áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng. Theo đó những điều các bên thỏa thuận không được trái với luật nơi kí kết hợp đồng.

 Như vậy, một hợp đồng có yếu tố nước ngoài được coi là hợp pháp về mặt nội dung khi nó chứa đựng các điều khoản phù hợp với luật dó các bên thỏa thuận áp dụng , đồng thời không trái với quy định pháp luật nơi kí kết hợp đồng .

 Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế

 Trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạp pháp luật của các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.

 Chỉ khi các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống nhất.

  

  

  

 Tag: khái niệm xung đột pháp luật