Các Quy Định Về Thành Lập Khu Công Nghiệp

 I. Điều kiện thành lập khu công nghiệp

 – Phù hợp với Quy định tổng thể phát triển khu công nghệ đã được phê duyệt

 – Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu chế xuất đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước đó đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.

 – Với các khu chế xuất có quy mô lớn hơn 500 ha và có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng khu riêng biệt hay gắn liền với khu đô thị, kinh doanh tập trung trong đề án tổng thể thì phải lập quy hoạch chung xây dựng theo hướng của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết.

 – Đối với khu chế xuất có diện tích lớn hơn 500 ha mà năm ngay cạnh quốc lộ, các khu bào tồn quốc gia, trong đô thị loại II và I phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành khác có kiên quan về quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghệp trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

 II. Trình tự thành lập, mở rộng khu công nghiệp

 1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư:

 Trường hợp khu công nghiệp hoặc mở rộng khu công nghiệp có trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc có trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cho phép thành lập khu công nghiệp;

 Trường hợp khu công nghiệp hoặc mở rộng khu công nghiệp chưa có trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thủ tục bổ sung hoặc mở rộng khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp theo quy định tại Điều 6 và Điều 12 Nghị định này.

 2. Quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp:

 a) Hồ sơ thành lập, mở rộng khu công nghiệp được lập theo quy định tại Điều 10 Nghị định này,

 b) Quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này.

 III. Hồ sơ thành lập khu công nghiệp như sau:

 – Văn bản đề nghị của nhà đầu tư về việc thành lập, mở rộng khu công nghiệp.

 – Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 – Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

 – Hồ sơ được lập thành 04 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc, nộp cho Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (sau đây được gọi chung là Ban Quản lý, trừ trường hợp quy định cụ thể) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý).

 – Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc thành lập, mở rộng khu công nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

 Trong trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng mở khu công nghiệp ở Việt Nam thì tùy quy mô, đề án và phương án thực hiện sẽ được hưởng một số ưu đãi như sau: ưu đãi về tiền thuế sử dụng đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được xem xét giao đất và một số ưu đãi khác theo quy định của nhà nước đưa ra.

 IV. Thẩm quyền thành lập, mở rộng khu công nghiệp, khu kinh tế

 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mở rộng khu kinh tế phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt.

 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp đã có trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp hoặc có trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt.

 V. Lưu trú, tạm trú trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất

 1. Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không có dân cư sinh sống.

 2. Chỉ những nhà đầu tư, người làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được ra vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. Các đối tượng nêu trên không được lưu trú trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất trừ trường hợp được phép của Ban Quản lý.

 3. Trường hợp cần thiết, chuyên gia nước ngoài được phép tạm trú tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc tạm trú của chuyên gia nước ngoài phải đáp ứng điều kiện sau:

 a) Để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

 b) Không kèm theo gia đình và người thân;

 c) Phải tuân thủ thủ tục đăng ký và khai báo tạm trú theo quy định hiện hành về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

 d) Doanh nghiệp phải tổ chức nơi ở riêng biệt và phải cam kết việc tạm trú của chuyên gia nước ngoài đảm bảo an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất.

  

  

  

  

 Tag: kiệm bước bá thiện nội bài ty mới amata nông cao phòng đại 2018 tân bình nào