Hợp đồng li xăng là gì – Tìm hiểu về hợp đồng li xăng

Hợp đồng li xăng là gì

 Li xăng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (Li-xăng): là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng –  thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

 Đối tượng sở hữu công nghiệp: có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

 Người có độc quyền sử dụng đối tượng SNCN là chủ sở hữu công nghiệp ( tức là chủ văn bằng bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó); hoặc là bên nhận li-xăng độc quyền ( tức là người được chủ SHCN chuyển giao độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp)

 “Văn bằng bảo hộ”có thể là Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

 Hợp đồng li xăng là giao dịch có sự thoả thuận giữa các bên, trong đó một bên sẽ là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng; một bên là tổ chức, cá nhân muốn sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng; chủ sở hữu cho phép người sử dụng sử dụng sản phẩm thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Hợp đồng li-xăng nhãn hiệu độc quyền cần đảm bảo nội dung chính sau

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
  • Dạng hợp đồng;
  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu cần lưu ý

  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

 Hợp đồng ly xăng bao gồm 3 loại đó là hợp đồng li xăng độc quyền, hợp đồng li-xăng không độc quyền và hợp đồng li-xăng thứ cấp. Theo đó, hợp đồng li xăng độc quyền là hợp đồng mà theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi, thời hạn chuyển giao.

 Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

 Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

 Như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phân biệt rõ 3 loại hợp đồng để đưa ra quyết định chính xác, tránh việc nhầm lẫn gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp. Thêm vào đó, hợp đồng li xăng phải đảm bảo đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Hiệu lực của hợp đồng li xăng không phụ thuộc vào việc đăng ký giống như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu mà phát sinh dựa theo sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, hợp đồng li xăng chỉ có giá trị pháp lý với bên thứ nếu được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, khi thực hiện chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, các bên nên thực hiện việc đăng ký hợp đồng li xăng để tránh xảy ra tranh chấp.

 

  

  

  

 Tag: mẫu vệ suất ăn xử rác thải giặt ủi cách làm