Thủ tục báo giảm lao động

 Thủ tục báo giảm lao động

 Giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN được hiểu là giảm số lượng người lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN. Ví dụ:

 – DN chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;

 – Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày;

 – DN được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;

 – Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

 – Tạm hoãn thực hiện Hợp đồng; , .v.v..

 Hồ sơ báo giảm lao động

 -Hợp đồng lao động được kí theo quy định của pháp luật

 Điền đầy đủ thông tin người lao động nghỉ việc vào phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu

 -Quyết định thôi việc của doanh nghiệp theo đúng quy định

 Thời hạn báo giảm lao động

 Căn cứ Điều 10 Công văn 1734/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì khi có người lao động nghỉ việc, tức có phát sinh giảm người lao động, doanh nghiệp cần phải lập hồ sơ báo giảm BHXH của tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước và sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước. Các doanh nghiệp cũng có thể báo giảm từ ngày 01 tháng sau nhưng trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đóng giá trị BHYT của tháng sau.

 Mẫu báo giảm lao động

 Căn cứ theo hướng dẫn mẫu đơn D02-TS tại phụ lục của Quyết định 595/QĐ-BHXH, thì công ty báo giảm giảm lao động tại mục II của mẫu đơn D02 – TS. Cách thức điền cụ thể như sau:

 a) Mục đích: để đơn vị đăng ký; truy thu, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người lao động thuộc đơn vị.

 Trách nhiệm lập: đơn vị sử dụng lao động.

 c) Thời gian lập: khi có phát sinh về lao động, tiền lương và truy thu đối với người lao động thuộc đơn vị.

 d) Căn cứ lập:

 – Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

 – HĐLĐ, HĐLV, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận; quyết định nâng lương, thuyên chuyển

 – Hồ sơ khác có liên quan.

 đ) Cách thức lập:

 – Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

 – Cột B: ghi rõ họ, tên của từng người lao động và ghi tương ứng vào từng mục giảm lao động;

 – Cột C: ghi mã số đối với người đã có mã số BHXH.

 – Cột 1: ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, điều kiện nơi làm việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV (Ví dụ: Phó Chánh thanh tra Sở A, công nhân vận hành máy may công nghiệp Công ty B …).

 – Cột 2: ghi tiền lương được hưởng:

 + Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì ghi bằng hệ số (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có).

 + Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do chủ sử dụng lao động quyết định thì ghi mức lương theo công việc hoặc chức danh, bằng tiền đồng Việt Nam.

 – Cột: 3, 4, 5: ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề bằng tỷ lệ phần trăm (%) vào cột tương ứng, nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.

 – Cột 6: ghi phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động (nếu có).

 – Cột 7: ghi các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động từ ngày 01/01/2018 (nếu có).

 – Cột 8, 9: ghi từ tháng năm đến tháng năm người lao động báo giảm lao động. Trong trường hợp này ghi cụ thể là 01/2019 đến tháng 01/2019.

 – Cột 10: ghi số; ngày, tháng, năm của HĐLĐ, HĐLV hoặc quyết định (tuyển dụng, tiếp nhận); tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương …

  

  

  

 tag: baáo hoồ ts24