Kế toán nguyên vật liệu là gì – Vai trò của kế toán nguyên vật liệu

Kế toán nguyên vật liệu là gì

 Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là vị trí nhằm đảm bảo quản lý nguyên vật liệu hiệu quả. Kế toán nguyên vật liệu chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ, nhập và xuất nguyên vật liệu.

 Nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh và tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu mang những đặc điểm như sẽ thay đổi về hình thái, không giữ được hiện trạng ban đầu khi đưa vào sản xuất. Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất (một chu kỳ sản xuất kinh doanh). Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành.

 Kế toán nguyên vật liệu để làm tốt công việc của mình cần phải đảm bảo những hiểu biết chắc chắn về nghiệp vụ, hiểu về nguyên vật liệu mình sẽ quản lý, có khả năng kiểm tra, kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu.

Vai trò của kế toán nguyên vật liệu

 – Thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu còn giúp người kế toán kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng, cung cấp nguyên vật liệu, từ đó có các biện pháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, kế toán nguyên vật liệu còn ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán giá thành.

 – Cung cấp thông tin chính xác kịp thời về tình hình nguyên vật liệu, giúp lãnh đạo nắm bắt tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo quản lý tốt nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. Kế toán nguyên vật liệu thường xuyên phải ghi chép, theo dõi tình hình biến động về xuất – nhập nguyên vật liệu, xem xét về hàng tồn kho vật liệu cả về số lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa. Tính giá trị của vật liệu xuất kho theo phương pháp thích hợp, phương pháp tính giá phải sử dụng ít nhất là trong một niên độ kế toán.

 Kế toán nguyên vật liệu cần tính toán chính xác, phân bổ rõ ràng giá trị của nguyên vật liệu và sử dụng vào chi phí sản xuất theo đúng chế độ quy định.

 Kế toán nguyên vật liệu cần vận dụng đúng các phưowng pháp hạch toán vật liệu hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhấp, xuất kho vật liệu. Kiểm tra hướng dẫn việc hạch toán nghiệp vụ thủ kho, thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho để xác định số tồn kho thực tế của từng thứ vật liệu.

 Thêm vào đó, việc kiểm tra cũng cần phải thực hiện cẩn thận, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện các kế hoạch như thu mua, kiểm tra tình hình dữ liệu và tiêu hao nguyên vật liệu phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, chất lượng suy giảm, ngăn ngừa việc sử dụng vật liệu, công cụ và dụng cụ lãng phí.

 Kế toán cần tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu theo chế độ của nhà nước. Lập các báo cáo kế hoạch về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành và phân tích tài chính.

 Đặc biệt, kế toán nguyên vật liệu cần tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyện, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình xuất nhập khẩu, và quản lý nguyên vật liệu. Từ đó đáp ứng được nhu cầu quản lý thống nhất của nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của nguyên vật liệu đã thu mua và nhập kho đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện thu mua vật tư về số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và hợp lý.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN 3 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

  1. Phương pháp thẻ song song trong kế toán thực tế

 Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi “Thẻ kho” ( mở theo từng danh điểm trong từng kho). Kế toán NVL nhập, xuất NVL để ghi số lượng và tính giá tiền nguyên vật liệu nhập, xuất vào “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu” (tương ứng với mở thẻ kho). Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu” với “Thẻ kho” tương ứng do thủ kho mang đến, cùng lúc đó từ “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu”, kế toán lấy số liệu ghi vào “Bảng tổng hợp xuất – nhập tồn vật liệu” theo từng danh điểm, từng loại nguyên vật liệu để so sánh với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu.

  1. Phương pháp đối chiếu luân chuyển

 Với phương pháp đối chiếu luân chuyển này kế toán thực tế chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” theo từng kho,  đến cuối kỳ dựa trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng danh điểm nguyên vật liệu và theo từng kho, kế toán lập “Bảng kế nhập vật liệu”, “Bảng kế nhập vật liệu” và dựa vào các bảng kê đã lập để ghi vào “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”. Khi nhận được thẻ kho, kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”, đồng thời từ  “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu” để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu.

  1. Phương pháp số dư

 – Theo các giảng viên khóa học kế toán thực tế thì phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương pháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi số lượng nguyên vật liệu tồn kho từ “Thẻ kho”vào “Sổ số dư”

 – Kế toán sẽ căn cứ vào số lượng nhập, xuất của từng nguyên vật liệu đã được tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà họ nhận được từ thủ kho khi kiểm tra các kho theo định kỳ kiểm tra 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ”) và giá hạch toán để trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào  “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” (bảng này được mở theo từng kho).

 Kế toán sẽ tiến hành tính tiền trên “Sổ số dư” vào cuối mỗi kỳ do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng nguyên vật liệu được ghi trên “Sổ số dư” với tồn kho trên “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”. Từ  “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” sẽ lập bảng tổng hợp nhập – xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu.

Bài tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

 Ví Dụ: Công ty TNHH Minh Trang kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên ,tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Có các số liệu liên quan được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau:

 Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:

 – Tài khoản 144(15.000 USD) : 295.500.000.
– Tài khoản 153(500 công cụ) : 45.000.000.

 Tài liệu 2:
1. Công ty ký hợp đồng nhập khẩu trực tiếp lô vật liệu chính theo điều kiện CIF. Lô vật liệu chính có giá thanh toán 50.000 USD. Công ty đã gửi ký quỹ cho ngân hàng 100% giá trị lô vật liệu chính bằng ngoại tệ gửi ngân hàng. CHo biết tỷ giá ghi sổ ngoại tệ là 19.990 đồng/USD ,tỷ giá bình quân liên ngân hàng 20.000 USD.

 2. Công ty mua 1.000 công cụ, đơn giá 82.000 đồng/công cụ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển công cụ nhập kho thanh toán bằng tiền mặt 2.200.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT. Công cụ nhập kho đủ

 3. Công ty nhận được lô vật liệu chính. Ngân hàng đã thanh toán tiền cho nhà cung cấp bằng tiền ký quỹ. Cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 19.980 đồng/USD. Lô vật liệu chính chịu thuế nhập khẩu thuế suất 15% và thuế GTGT của hàng nhập khẩu thuế suất 10%. Công ty xuất quỹ tiền mặt nộp thuế. Chi phí vận chuyển vật liệu chính thanh toán bằng tiền mặt 22.000.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT/ Vật liệu chính nhập kho đầy đủ.

 4. Xuất kho sử dụng tại phân xưởng 8000 công cụ. Công cụ xuất kho thuộc loại phân bổ 2 lần, thời gian sử dụng 6 tháng.

 5. Bộ phận bán hàng báo hỏng một số công cụ có giá thực tế xuất kho là 4.000.000 đồng, giá trị chưa phân bổ là 2.000.000 đồng. Công cụ thuộc loại phân bổ 2 lần, thời gian sử dụng 2 tháng. Phế liệu thu ho62iu khi thanh lý, bán thu bằng tiền mặt 200.000 đồng.

 6.Xuất kho sử dụng tại bộ phận ngâ nha2nf 20 công cụ. Công cụ xuất kho thuộc loại phân bổ 1 lần.

 7. Nhân viên phòng vật tư ra cảng nhận phụ tùng thay thế đặt mua ở tháng trước, công ty đã ký qũy mở LC tại ngân hàng HSBC là 15.000 USD. Lô phụ tùng thay thế chịu thuế nhập khẩu vớ thuế suất 5% và thuế GTGT của hàng nhập khẩu vớ thuế suất 10%. Nhân viên văn phòng vật tư phát hiện lô vật tư không đúng theo hợp đồng, từ chối nhập hàng. Công ty nhận lại số tiền ký quỹ bằng ngoại tệ gửi ngân hàng là 15.000 USD. Cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 20.100 đồng/USD.

 8. Xuất kho 200 công cụ cho công ty TNHH An Bình thuê trong thời gian 6 tháng với giá 22.000.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT . Công ty TNHH An Bình đã thanh toán tiền thuê công cụ bằn tiền gửi ngân hàng. Công ty phân bổ và tính giá trị công cụ xuất kho dùng cho thuê vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng này.

 Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Xác định giá trị nhập kho của lô vật liệu chính.
Bài Giải:

 Ký quỹ L/C :

 1a) – Nợ TK 144 : 1.000.000.000,
– Có TK 1122:  999.500.000,
– Có TK 515 : 500.000,

 1b) Có TK 007 : 50.000 USD.

 Giả thích: 50.000 USD x 19.990 đồng/USD = 999.500.000 đồng;
50.000 USD x 20.000 đồng/USD = 1.000.000.000 đồng.

 – Nhập kho công cụ dụng cụ:

 2a) – Nợ TK 153 : 82.000.000.
– Nợ TK 1331 : 8.200.000.
– Có TK 331 : 90.200.000.

 Giải thích : 1.000 công cụ x 82.000 = 82.000.000.

 Chi phí mua công cụ dụng cụ :
2b ) – Nợ TK 153 : 2.000.000.
– Nợ TK 1331 : 200.000.
– Có TK 1111 : 2.2000.000.
– Trị giá công cụ dụng cụ :82.000.000 + 2.000.000 = 84.000.000.

 Nhập kho nguyên vật liệu chính:
3a) – Nợ TK 1521 : 999.000.000.
– Nợ TK 635 : 1.000.000.
– Có TK 144 : 1.000.000.

 Giải thích: 50.000 USD x 19.980 = 999.000.000.

 Thuế nhập khẩu phải nộp:

 3b) –  Nợ TK 1521 : 149.850.000.
– Có TK 3333 : 114.885.000.

 Giải thích : 999.000.000 x 15% = 149.850.000.

 3c) –  Nợ TK 133 : 114.850.000.
– Có TK 33312 : 114.850.000.

 Giải thích: (999.000.000 + 149.850.000) x 10% = 114.885.000.

 Nộp thuế GTGT và thuế nhập khẩu :

 3d) –  Nợ TK 33312 : 114.885.000.
– Nợ TK 3333 : 149.850.000.
– Có TK 1111 : 264.735.000.

 Chi phí vận chuyển :

 3e) –  Nợ TK 1521 : 20.000.000.
– Nợ TK 1331 : 2.000.000.
– Có TK  1111 : 22.000.000.

 Giá nhập kho của lô vật liệu chính :

 999.000.000 + 149.850.000 + 20.000.000 = 1.168.850.000.

 Đơn giá công cụ dụng cụ mua vào :

 Đơn giá = (82.000.000 + 2.000.000)/1000 = 84.000.

 Xuất kho công cụ dụng cụ:

 4a) –  Nợ TK 142 : 70.200.000.
– Có TK 153 : 70.200.000.

 Giải thích :
45.000.000 + 84.000 x 300 = 70.200.000

 Phân bổ công cụ dụng cụ :

 4b) –  Nợ TK 627 : 35.100.000
– Có TK 142 : 35.100.000
Phân bổ công cụ dụng cụ:

 5. –  Nợ TK 641 : 1.680.000
– Nợ TK 1111 : 200.000
– Có TK 142 : 2.000.000

 Xuất kho công cụ dụng cụ:

 6. –  Nợ TK  641 : 1.680.000
– Có TK 153 : 1.680.000

 Giải thích : 20 x 84.000 = 1.680.000

 Nhận lại tiền:
7a) –  Nợ TK 1122 : 301.500.000
– Có TK 144 : 295.500.000
– Có TK 515 : 6.000.000

 7b) – Nợ TK 0072 : 15.000 USD

 Xuất kho công cụ dụng cụ:

 8a) – Nợ TK 142 : 16.800.000.
– Có TK 153 : 16.800.000.

 – Giải thích: 200 x 84.000 = 16.800.000.
– Ghi nhận doanh thu cho thuê công cụ dụng cụ:

 8b) – Nợ TK 1121 : 22.000.000.
– Có TK 511 : 20.000.000.
– Có TK 3331 : 2.000.000.

 – Phân bổ cho 6 tháng:

 8c) – Nợ TK 642 : 2.800.000.
– Có TK 142 : 2.800.000.

 – Giải thích : 16.800.000 / 6 = 2.800.000.

  

  

  

 Tag: thuyết đề may mặc luận