Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản

 Tư vấn pháp luật bằng văn bản là gì

 Tư vấn pháp luật bằng văn bản là hoạt động tư vấn pháp luật bằng hình thức văn bản. Văn bản có thể bao gồm bản giấy, văn bản qua email, fax…

 Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản

 Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản thông thường sẽ theo các bước như sau:

 Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng
Theo đó, không riêng gì đối với dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng, việc tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng được xem là bước đầu tiên cho việc trao đổi thông tin giữa các Luật Sư hợp đồng và khách hàng. Việc tiếp nhận thông tin là một bước đệm quan trọng để Luật Sư hợp đồng có cái nhìn tổng quan về vụ việc cũng như định hướng được rõ ràng yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợp. Nếu quá trình tiếp nhận thông tin và yêu cầu này không được rõ ràng sẽ là nguyên nhân dẫn đến hệ quả của việc cung cấp dịch vụ pháp lý sai với yêu cầu của khách hàng cũng như không đảm bảo chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi các Luật Sư hợp đồng.

 Bước 2: Nghiên cứu các thông tin, tài liệu được cung cấp và Tìm kiếm các quy định pháp luật
Khi tiếp cận với bất kỳ một vấn đề pháp lý nào, Luật Sư hợp đồng phải tìm kiếm được cơ sở pháp lý cho các vấn đề có liên quan để làm khung hành lang pháp lý cho công việc mà Luật Sư hợp đồng đang thực hiện. Ví dụ, khi được khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại, Luật Sư hợp đồng phải tiếp cận với các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh về hợp đồng thương mại, để từ đó cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý cho khách hàng một cách chính xác và rõ ràng nhất, từ đó soạn thảo hợp đồng trên khung pháp lý đã được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng.

 Bên cạnh tìm kiếm cơ sở pháp lý cho vấn đề liên quan, các Luật Sư hợp đồng cũng cần nghiên cứu các tài liệu mà khách hàng cung cấp (các hồ sơ, chứng từ liên quan đến giao dịch khách hàng đang dự định thực hiện…). Việc nghiên cứu các tài liệu này giúp Luật Sư hợp đồng bổ sung thêm thông tin cho việc cung cấp ý kiến tư vấn và soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.

 Bước 3: Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý
Sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu các quy định pháp luật, tài liệu được cung cấp, Luật Sư hợp đồng sẽ đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Nếu khách hàng có yêu cầu rõ ràng cho nội dung ý kiến tư vấn pháp lý thì Luật Sư hợp đồng sẽ cung cấp ý kiến tư vấn dựa trên cơ sở yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp yêu cầu tư vấn của khách hàng không rõ ràng, Luật Sư hợp đồng sẽ cung cấp ý kiến tư vấn cho những nội dung tổng quát và có liên quan, ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng.

 Hình thức cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận và lựa chọn giữa khách hàng và bên cung cấp dịch vụ. Theo đó, Luật Sư hợp đồng có thể cung cấp tư vấn trực tiếp thông qua các buổi họp hoặc tư vấn thông qua email, thư tư vấn chính thức… Tuy nhiên, hình thức cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý thường được thực hiện qua hình thức email, thư tư vấn pháp lý để tiện cho sự tham khảo, lưu trữ và thực hiện sau này.

 Bước 4: Soạn thảo hợp đồng
Trên cơ sở ý kiến tư vấn pháp lý, Luật Sư hợp đồng sẽ soạn thảo hợp đồng căn cứ vào quyết định và lựa chọn của khách hàng. Bởi vì hợp đồng là hành lang pháp lý quan trọng để các bên thực hiện giao dịch cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có sau này, do đó, việc soạn thảo hợp đồng được thực hiện một cách kỹ lưỡng và đảm bảo được quy định pháp luật. Thông thường mỗi hợp đồng cụ thể sẽ có những nội dung khác nhau, tuy nhiên, công việc của Luật Sư hợp đồng nói chung sẽ bao gồm trong việc soạn thảo, thiết lập các điều khoản về chủ thể, đối tượng, nội dung, phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại… Khi soạn thảo hợp đồng, Luật Sư hợp đồng cũng lưu ý việc soạn thảo hợp đồng phải đảm bảo quy định pháp luật về nội dung và hình thức, tránh rơi vào các trường hợp bị vô hiệu theo quy định Bộ luật dân sự.

 Đặc trưng của tư vấn pháp luật bằng văn bản

 

  

 4. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói và bằng văn bản

4A1. Nêu được khái niệm đặc điểm của tư vấn bằng lời nói;

 4.A2. Nêu được những điểm  lưu ý trong tư vấn bằng lời nói.

  

 4.A3.Nêu được các kỹ năng trình bày các phương án tư vấn bằng lời nói và kỹ năng hướng dẫn khách hàng sử dụng kết quả tư vấn bằng lời nói.

 4.A4. Nêu được khái niệm và đặc điểm của tư vấn bằng văn bản;

 4.A5. Nêu được những điểm cần lưu ý trong tư vấn bằng văn bản

 4.A6. Nêu được các

 Kỹ năng viết văn bản trình bày phương án tư vấn và kỹ năng hướng dẫn khách hàng sử dụng kết quả tư vấn bằng văn bản.

4.B1. Phân tích được đặc điểm của tư vấn bằng lời nói và những lưu ý trong tư vấn bằng lời nói.

 4.B2. Phân tích chỉ ra các lỗi có thể mắc của người tư vấn khi  tư vấn bằng lời nói và hướng dẫn khách hàng sử dụng kết quả tư vấn bằng lời nói.

 4.B3. Phân tích được đặc điểm của tư vấn bằng văn bản và những lưu ý trong tư vấn bằng văn bản

 4.B4. Phân tích chỉ ra các lỗi có thể mắc của người tư vấn khi   tư vấn bằng văn bản và khi hướng dẫn  khách hàng sử dụng kết quả tư vấn bằng văn bản.

 4.B5. So sánh được hai hình thức tư vấn bằng lời nói và bằng văn bản chỉ ra được ưu, khuyết điểm của từng hình thức tư vấn đó.

  

 mẫu