THÔNG TƯ 16/2017/TT-BGDĐT

 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 16/2017/TT-BGDĐT

 Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2017

  

 THÔNG TƯ

 HƯỚNG DẪN DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

 Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

 Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

 Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

 Sau khcó ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 5395/BNV-TCBC ngày 16 tháng 11 năm 2016;

 Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ qun lý giáo dục,

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

 Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

 1. Thông tư này hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

 2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, bao gm; Trường tiu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường trung học phổ thông; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường ph thông có nhiều cấp học và trường, lớp dành cho người khuyết tật.

 3. Các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập có thể căn cứ vào các quy định tại thông tư này để áp dụng thực hiện.

 Điều 2. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc

 1. Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc cụ thể trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đó và hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

 2. Định mức số lượng giáo viên trên một lớp quy định tại Thông tư này là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục khác có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việc bố trí, sắp xếp giáo viên phải bảo đảm các trường có đủ giáo viên giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo và mỗi giáo viên dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định.

 3. Trường phổ thông có nhiều cấp học áp dụng về định mức số lượng người làm việc như sau:

 a) Định mức số lượng người làm việc ở các vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành và các vị trí việc làm gn với công việc hỗ trợ, phục vụ được áp dụng theo cấp học cao nhất có trong nhà trường và được tính trên tổng số lớp của các cấp học;

 b) Định mức số lượng người làm việc ở vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp của giáo viên được tính theo định mức giáo viên trên lớp tương ứng với từng cấp học.

 4. Đối với các cơ sở giáo dục (không phải trường dành cho người khuyết tật) có lớp dành cho người khuyết tật thì định mức giáo viên thực hiện theo điểm b khoản 3 của Điều 6, Điều 7 và định mức nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thực hiện theo điểm a khoản 7 của Điều 6, Điều 7 của Thông tư này.

 5. Các vị trí việc làm quy định tại khoản 3 của Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc để bố trí theo hình thức tuyn dụng viên chức hoặc hợp đồng lao động hoặc thuê khoán công việc; một người có thể kiêm nhiệm nhiều việc.

 6. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập có giáo viên được áp dụng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương (nếu còn thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy thay.

 Chương II

 DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

 Điều 3. Danh mục khung vị trí việc làm trong trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học (sau đây gọi chung là trường phổ thông cấp tiểu học)

 1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):

 a) Hiệu trưởng;

 b) Phó hiệu trưởng.

 2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.

 3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (08 vị trí):

 a) Thư viện, thiết bị;

 b) Công nghệ thông tin;

 c) Kế toán;

 d) Thủ quỹ;

 đ) Văn thư;

 e) Y tế;

 g) Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

 h) Giáo vụ (áp dụng đối với trường dành cho người khuyết tật).

 Điều 4. Danh mục khung vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là trường phổ thông cấp trung học cơ sở)

 1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):

 a) Hiệu trưởng;

 b) Phó hiệu trưởng.

 2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.

 3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):

 a) Thư viện;

 b) Thiết bị, thí nghiệm;

 c) Công nghệ thông tin;

 d) Kế toán;

 đ) Thủ quỹ;

 e) Văn thư;

 g) Y tế;

 h) Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

 i) Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật).

 Điều 5. Danh mục khung vị trí việc làm trong trường trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường trung học phổ thông chuyên (sau đây gọi chung là trường phổ thông cấp trung học phổ thông)

 1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):

 a) Hiệu trưởng;

 b) Phó hiệu trưởng.

 2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.

 3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):

 a) Thư viện;

 b) Thiết bị, thí nghiệm;

 c) Công nghệ thông tin;

 d) Kế toán;

 đ) Thủ quỹ;

 e) Văn thư;

 g) Y tế;

 h) Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

 i) Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường trung học phổ thông chuyên).

 Chương III

 ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

 Điều 6. Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp tiểu học

 1. Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.

 2. Phó hiệu trưởng

 a) Trường tiu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đng bng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiu học được bố trí 02 phó hiệu trưởng;

 b) Trường tiểu học có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng;

 c) Trường tiểu học có từ 05 điểm trường trở lên ngoài điểm trường chính thì được bố trí thêm 01 phó hiệu trưởng.

 3. Giáo viên

 a) Trường tiểu học dạy học buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 giáo viên trên một lớp;

 b) Trường tiểu học dạy học 2 buổi trong ngày; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiu học được bố trí tối đa 1,50 giáo viên trên một lớp;

 c) Ngoài định mức quy định trên, mi trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

 4. Nhân viên: Thư viện, thiết bị; công nghệ thông tin

 a) Trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 02 người;

 b) Trường tiểu học có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 01 người.

 5. Nhân viên: Văn thư; kế toán; y tế và thủ quỹ

 a) Trường tiểu học có từ 28 lp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học được bố trí tối đa 03 người; trường tiểu học có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 02 người;

 b) Trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 04 người.

 6. Nhân viên giáo vụ: Trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 02 người.

 7. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

 a) Đối với trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học: Cứ 15 học sinh khuyết tật thì được bố trí tối đa 01 người;

 b) Đối với các trường phổ thông cấp tiểu học có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật thì có thể bố trí tối đa 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể bố trí tối đa 02 người.

 Điều 7. Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở

 1. Hiệu trưởng: Mỗi trường có 01 hiệu trưởng.

 2. Phó hiệu trưởng

 a) Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với min núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 02 phó hiệu trưởng;

 b) Trường trung học cơ sở có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bng, thành phố, 18 lớp trở xung đối với min núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng.

 3. Giáo viên

 a) Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí tối đa 1,90 giáo viên trên một lớp;

 b) Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên trên một lớp;

 c) Ngoài định mức trên, mi trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01 giáo viên làm Tng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

 4. Nhân viên: Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin

 a) Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với min núi, vùng sâu, hải đảo và trường phổ thông dân tộc nội trú huyện được bố trí tối đa 03 người;

 b) Trường trung học cơ sở có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 02 người;

 c) Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở tùy vào số lượng lớp học mà áp dụng theo quy định đối với trường trung học cơ sở tại khoản a, khoản b của Điều này;

 d) Trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01 người.

 5. Nhân viên: Văn thư; kế toán; y tế và thủ qu

 a) Trường trung học cơ sở và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được bố trí 03 người;

 b) Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 04 người;

 c) Các trường phổ thông cấp trung học cơ sở có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 người.

 6. Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 02 người.

 7. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

 a) Đối với trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở: Cứ 15 học sinh khuyết tật thì được bố trí tối đa 01 người;

 b) Đối với các trường phổ thông cấp trung học cơ sở có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật thì có thể b trí tối đa 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể bố trí tối đa 02 người.

 Điều 8. Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp trung học phổ thông

 1. Hiệu trưởng: Mi trường có 01 hiệu trưởng.

 2. Phó hiệu trưởng

 a) Trường trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí 03 phó hiệu trưởng;

 b) Trường trung học phổ thông có từ 18 đến 27 lớp đối với trung du, đng bng, thành phố, 10 đến 18 lớp đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 02 phó hiệu trưởng;

 c) Trường trung học phổ thông có từ 17 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 9 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng.

 3. Giáo viên

 a) Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 2,25 giáo viên trên một lớp;

 b) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 2,40 giáo viên trên một lớp;

 c) Trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 3,10 giáo viên trên một lớp;

 4. Nhân viên: Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin

 a) Trường trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 03 người;

 b) Trường trung học phổ thông có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đng bng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 02 người;

 c) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 04 người; trường trung học phổ thông chuyên được b trí tối đa 07 người.

 5. Nhân viên: Văn thư; kế toán; y tế; thủ quỹ

 a) Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 03 người;

 b) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 04 người.

 c) Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh có quy mô trên 400 học sinh và trường phổ thông cấp trung học phổ thông có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 người.

 6. Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 02 người.

 7. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

 Đối với các trường phổ thông cấp trung học phổ thông có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật thì có thể bố trí tối đa 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên thì có thể bố trí tối đa 02 người.

 Điều 9. Các vị trí việc làm kiêm nhiệm

 Ngoài những vị trí việc làm do giáo viên kiêm nhiệm đã được hưởng định mức giảm tiết dạy quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo các vị trí việc làm kiêm nhiệm sau đây được hưởng định mức giảm tiết dạy như sau:

 a) Giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ: Những trường phổ thông không b trí nhân viên chuyên trách làm công tác giáo vụ thì được b trí giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ. Trường có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 08 tiết trên tuần; từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bng, thành phố, 18 lớp trở xung đối với min núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 04 tiết trên tuần để làm công tác giáo vụ;

 b) Giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn học sinh: Trường phổ thông cấp tiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 06 tiết trên tuần; từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 03 tiết trên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh.

 Trường phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có từ 28 lp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 08 tiết trên tuần; từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 04 tiết trên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh;

 c) Giáo viên kiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường: Đối với những trường quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này không bố trí thêm 01 phó hiệu trưởng thì những điểm trường lẻ có từ 3 lớp trở lên được bố trí 01 giáo viên tại chỗ kiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường và được giảm định mức tiết dạy là 03 tiết trên tuần.

 Điều 10. Lao động hợp đồng

 1. Các trường được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, bảo vệ. Trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú thì có thể bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho học sinh.

 2. Căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

 Chương IV

 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 11. Hiệu lực thi hành

 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2017.

 2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.

 Điều 12. Trách nhiệm thi hành

 1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 a) Chỉ đạo và hướng dẫn rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, bảo đảm bố trí số lượng học sinh trên lớp theo quy định của từng cấp học; bố trí cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên theo định mức quy định;

 b) Căn cứ hướng dẫn của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc xác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

 c) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

 d) Kinh phí để thực hiện hệ thống định mức số lượng người làm việc quy định tại Thông tư này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách.

 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết./.

  


Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
– Văn phòng Chính ph
ủ (để b/c);
– Văn phòng Quốc hội (để b/c);
– Ủy ban VHGD TNTNNĐ của QH (để b/c);
– Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để b/c);
– Ban Tuyên giáo Trung ương (để b/c);
– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn b
n QPPL (Bộ Tư pháp);
– UBND các t
nh/thành phố;
– Sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ các tỉnh/TP;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD.

 KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 Nguyễn Thị Nghĩa

  

  

  

  

 Tag: 16/2017 16/2017/tt-bgdđt