Thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

 Thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

       Khác với kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ thì chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng bảo hiểm mới được thành lập công ty bảo hiểm. Các cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng trên chỉ có thể thành lập công ty môi giới bảo hiểm. Có rất nhiều cá nhân đang có dự án kinh doanh trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm nhưng còn phân vân việc có nên thành lập công ty để tiến hành kinh doanh môi giới bảo hiểm hay không và thủ tục để thành lập 1 công ty kinh doanh môi giới bảo hiểm như thế nào. Qua bài viết này Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số quy định thành lập công ty môi giới bảo hiểm và hướng dẫn thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm.

  1. Điều kiện đăng ký thành lập công ty môi giới bảo hiểm

 Để thành lập công ty môi giới bảo hiểm cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Điều kiện về tên gọi: Tên của công ty môi giới bảo hiểm không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký trước đó.
  • Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính: Công ty môi giới bảo hiểm phải có địa chỉ trụ sở chính cụ thể, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. (Gợi ý là khi thành lập công ty nên chọn địa chỉ đặt trụ sở ổn định, lâu dài tránh trường hợp phải thay đổi địa chỉ trụ sở nhiều lần gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty)
  • Điều kiện về thành viên góp vốn: Thành viên góp vốn thành lập công ty môi giới bảo hiểm không thuộc đối tượng cấm tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn; Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

  Điều kiện về vốn điều lệ:

         Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

   + Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

    + Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

  1. Giấy tờ hồ sơ thành lập công ty môi giới bảo hiểm cần những gì ?

 Điều 14 Nghị định  73/2016/NĐ-CP quy định về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

 – Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

 – Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.

 – Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ hoạt động đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh của việc thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

 –  Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

 – Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

  1. a) Đối với cá nhân:

 – Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;

 – Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng.

  1. b) Đối với tổ chức:

 – Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác; đối với tổ chức góp vốn nước ngoài thì bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

 – Điều lệ công ty;

 – Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;

 – Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;

 – Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

 – Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.

  Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.

  Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chứctrong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên).

  • Biên bản họp của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập vềviệc:
  1. a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần môi giới bảo hiểm kèm theo danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;
  2. b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

 – Biên bản về việc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân góp vốn thay mặt cho cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.

 – Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận:

  1. a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
  2. b) Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;
  3. c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

 -Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.”

  1. Quy trình thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm như thế nào

 Điều 15 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy phép và hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm như sau:

  Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh. Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

 Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.

  Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

 Trên đây là một số quy định về thành lập công ty môi giới bảo hiểm để các cá nhân, tổ chức tham khảo.