Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Không Số

 Dvdn247 luôn cố gắng cập nhất nội dung bộ văn bản pháp luật mới nhất, những sửa đổi và mục lục. Quý độc giả có thể copy văn bản luật về file word thay vì download và tải về

  

QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 1988

 BỘ LUẬT

 TỐ TỤNG HÌNH SỰ

 CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  

 LỜINÓI ĐẦU

 Bộ luật tốtụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trình tự, thủtục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự.

 Thấu suốt tưtưởng “lấy dân làm gốc”, Bộ luật đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết và triệt để mọi hành vi phạm tội.

 Kế thừa vàphát triển pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám đếnnay, với tinh thần đổi mới trên mọi mặt của đời sống xã hội, Bộ luật quy địnhrõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đề cao vaitrò của các tổ chức xã hội và công dân trong việc tham gia tố tụng, kết hợp sứcmạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa với sức mạnh của quần chúng nhân dân trongđấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

 Việc thihành nghiêm chỉnh Bộ luật tố tụng hình sự là nhiệm vụ chung của các cơ quan Nhànước, các tổ chức xã hội và của toàn thể nhân dân.

 PHẦNTHỨ NHẤT

 NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

 CHƯƠNGI

 NHỮNGNGUYÊN TẮC CƠ BẢN

 Điều 1. Nhiệm vụcủa Bộ luật tố tụng hình sự.

 Bộ luật tốtụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vàthi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơquan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng vàcủa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện chính xác,nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tộiphạm, không làm oan người vô tội.

 Bộ luật gópphần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quytắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

 Điều 2. Bảo đảmpháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.

 Mọi hoạtđộng tố tụng hình sự phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

 Điều 3. Tôn trọngvà bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

 Khi tiếnhành tố tụng, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân trongphạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biệnpháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấycó vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.

 Điều 4. Bảo đảmquyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

 Tố tụng hìnhsự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, khôngphân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Bấtcứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

 Điều 5. Bảo đảmquyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

 Không ai cóthể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn củaViện kiểm sát. Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng quy định của Bộ luậtnày.

 Nghiêm cấmmọi hình thức truy bức, nhục hình.

 Điều 6. Bảo hộ tínhmạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân.

 Công dân cóquyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhânphẩm.

 Mọi hành vixâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân đều bịxử lý theo pháp luật.

 Điều 7. Bảo đảmquyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điệntín của công dân.

 Không ai đượcxâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

 Việc khámxét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín khi tiến hành tố tụngphải theo đúng quy định của Bộ luật này.

 Điều 8. Việc thamgia tố tụng hình sự của các tổ chức xã hội và công dân.

 Mặt trận Tổquốc, Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liênhiệp phụ nữ, các tổ chức xã hội khác và công dân đều có quyền và nghĩa vụ thamgia tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật này, góp phần đấu tranh chống vàphòng ngừa tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát và Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các tổchức xã hội và công dân tham gia tố tụng hình sự.

 Trong cácgiai đoạn của tố tụng hình sự, nếu Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặttrận phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng thìcó quyền kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này. Cáccơ quan đó phải xem xét, giải quyết và trả lời cho các tổ chức xã hội đã kiếnnghị biết.

 Điều 9. Sự phối hợpgiữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan khác của Nhà nước.

 Trong phạmvi trách nhiệm của mình, các cơ quan Nhà nước phối hợp với cơ quan điều tra,Viện kiểm sát và Toà án trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

 Các cơ quanNhà nước phải thông báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát biết mọi hànhvi phạm tội xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình, thực hiện yêu cầu của các cơquan hoặc người tiến hành tố tụng.

 Điều 10. Không aicó thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Toà án.

 Không ai cóthể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toàán đã có hiệu lực pháp luật.

 Điều 11. Xác địnhsự thật của vụ án.

 Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sựthật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứxác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và nhữngtình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo.

 Trách nhiệmchứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo cóquyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

 Điều 12. Bảo đảmquyền bào chữa của bị can, bị cáo.

 Bị can, bịcáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

 Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiệnquyền bào chữa của họ.

 Điều 13. Tráchnhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự.

 Khi pháthiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án, trongphạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biệnpháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

 Không đượckhởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.

 Điều 14. Bảo đảm sựvô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng hình sự.

 Thẩm phán,hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, điều tra viên, thư ký phiên toà, người phiêndịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý doxác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ củamình.

 Điều 15. Phát hiệnvà khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

 Trong quátrình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toá án cónhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan,tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

 Các cơ quan,tổ chức hữu quan phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan điều tra,Viện kiểm sát, Toà án.

 Điều 16. Thực hiệnchế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia.

 Việc xét xửở Toà án có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử,hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.

 Điều 17. Thẩm phánvà hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

 Khi xét xử,thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

 Điều 18. Toà án xétxử tập thể.

 Toà án xétxử tập thể và quyết định theo đa số.

 Điều 19. Xét xửcông khai.

 Việc xét xửcủa Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự.

 Trong trườnghợp đặc biệt, cần giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội thì Toàán xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

 Điều 20. Bảo đảmquyền bình đẳng trước Toà án.

 Kiểm sátviên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và những người đại diệnhợp pháp của họ đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêucầu và tranh luận trước Toà án.

 Điều 21. Tiếng nóivà chữ viết dùng trong tố tụng hình sự.

 Tiếng nói vàchữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tiến hành và ngườitham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trong trườnghợp này phải có phiên dịch.

 Điều 22. Giám đốcviệc xét xử.

 Toà án cấptrên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốcviệc xét xử của Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp để bảo đảm việc ápdụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.

 Điều 23. Kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.

 Viện kiểmsát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, thựchành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốngnhất.

 Trong cácgiai đoạn của tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng những biệnpháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cánhân hoặc tổ chức nào.

 Khi thựchiện nhiệm vụ của mình, kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật, chịu sự chỉ đạotrực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và sự lãnh đạo thống nhất củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 Điều 24. Bảo đảmquyền khiếu nại và tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiếnhành tố tụng.

 Công dân cóquyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan điều tra,Viện kiểm sát và Toà án hoặc của bất kỳ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

 Cơ quan cóthẩm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và tố cáo,thông báo bằng văn bản kết quả cho người khiếu nại và tố cáo biết và có biệnpháp khắc phục.

 Cơ quan đãlàm oan phải khôi phục danh dự, quyền lợi và bồi thường cho người bị thiệt hại.Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì tuỳ trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Điều 25. Bảo đảmhiệu lực của bản án và quyết định của Toà án.

 Bản án vàquyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải đượccác cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân và tổchức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnhbản án và quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềviệc chấp hành đó.

 Điều 26. Hiệu lựccủa Bộ luật tố tụng hình sự.

 Bộ luật tốtụng hình sự được áp dụng đối với hoạt động tố tụng do cơ quan điều tra, Việnkiểm sát và Toà án nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành.

 Đối với ngườinước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà là công dân của nước đã ký kếthiệp định tương trợ tư pháp với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thìhoạt động tố tụng được tiến hành theo quy định của hiệp định tương trợ tư pháp.

 Đối với ngườinước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các đặcquyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật ViệtNam, theo các hiệp định quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đãký kết hay công nhận hoặc theo tục lệ quốc tế, thì vụ án được giải quyết bằng conđường ngoại giao.

 CHƯƠNGII

 CƠQUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH

 TỐTỤNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

 Điều 27. Cơ quantiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

 1- Các cơquan tiến hành tố tụng gồm có:

 a) Cơ quanđiều tra;

 b) Viện kiểmsát;

 c) Toà án.

 2- Những ngườitiến hành tố tụng gồm có:

 a) Điều traviên;

 b) Kiểm sátviên;

 c) Thẩmphán;

 d) Hội thẩmnhân dân;

 đ) Thư kýphiên toà.

 Điều 28. Những trườnghợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng.

 Người tiếnhành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

 1- Họ đồngthời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền và lợiích hợp pháp liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thíchcủa những người đó hoặc của bị can, bị cáo;

 2- Họ đãtham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, ngườiphiên dịch trong vụ án đó;

 3- Có căn cứrõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

 Điều 29. Quyền đềnghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

 Những ngườisau đây có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng:

 1- Kiểm sátviên;

 2- Bị can,bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợppháp của họ;

 3- Người bàochữa.

 Điều 30. Thay đổithẩm pháp hoặc hội thẩm nhân dân.

 1- Thẩm phánhoặc Hội thẩm nhân dân phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu:

 a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật này;

 b) Họ cùngtrong một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

 c) Đã thamgia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó vớitư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thư ký phiên toà.

 Thành viênUỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã tham gia xét xử vụ án theo trình tựgiám đốc tại Uỷ ban thẩm phán vẫn được tham gia xét xử lại vụ án tại Hội đồngthẩm phán.

 2- Việc thayđổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà ánquyết định.

 Việc thayđổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định trướckhi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét việcthay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hộiđồng quyết định theo đa số.

 Việc cửthành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Toà án quyết định.

 Điều 31. Thay đổikiểm sát viên.

 1- Kiểm sátviên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

 a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật này;

 b) Đã tiếnhành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là điều tra viên, thẩm phán, hội thẩmnhân dân hoặc thư ký phiên toà.

 2- Việc thayđổi kiểm sát viên trước khi mở phiên toà do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấpquyết định. Nếu kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì doViện trưởng Viện kiểm sát cấp trên quyết định. Trong trường hợp phải thay đổikiểm sát viên tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.

 Việc cử kiểmsát viên khác do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên quyết định.

 Điều 32. Thay đổiđiều tra viên.

 1- Điều traviên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

 a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật này;

 b) Đã tiếnhành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩmnhân dân hoặc thư ký phiên toà.

 2- Việc thayđổi điều tra viên do thủ trưởng cơ quan điều tra quyết định.

 Nếu điều traviên bị thay đổi là thủ trưởng cơ quan điều tra thì việc điều tra vụ án đượcgiao cho cơ quan điều tra cấp trên.

 Điều 33. Thay đổithư ký phiên toà.

 1- Thư kýphiên toà phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

 a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật này;

 b) Đã tiếnhành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, điều tra viên, thẩmphán hoặc hội thẩm nhân dân.

 2- Việc thayđổi thư ký phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định.

 Việc cử thưký khác do Chánh án Toà án quyết định.

 CHƯƠNGIII

 NGƯỜITHAM GIA TỐ TỤNG

 Điều 34. Bị can, bịcáo.

 1- Bị can làngười đã bị khởi tố về hình sự.

 Bị cáo là ngườiđã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

 2- Bị can cóquyền biết mình bị khởi tố về tội gì; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; đề nghịthay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quyđịnh của Bộ luật này; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

 Bị can đượcgiao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; đượcgiao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bản cáo trạng saukhi Viện kiểm sát quyết định truy tố; có quyền khiếu nại các quyết định của cơquan điều tra và Viện kiểm sát.

 3- Bị cáo đượcgiao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; được tham gia phiên toà; được đề nghịthay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quyđịnh của Bộ luật này; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ ngườikhác bào chữa; nói lời sau cùng trước khi nghị án; được kháng cáo bản án vàquyết định của Toà án.

 4- Bị can,bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát vàToà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị ápgiải.

 Điều 35. Người bàochữa.

 1- Người bàochữa có thể là:

 a) Luật sư;

 b) Người đạidiện hợp pháp của bị can, bị cáo;

 c) Bào chữaviên nhân dân.

 2- Những ngườisau đây không được bào chữa:

 a) Người đãtiến hành tố tụng trọng vụ án đó hoặc là người thân thích của người này;

 b) Ngườitham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người làm chứng, người giám địnhhoặc người phiên dịch.

 3- Một ngườibào chữ có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếuquyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bàochữa cho một bị can, bị cáo.

 4- Thủ trưởngcơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án hoặc Hội đồng xétxử cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong vụ án để họ thực hiện nhiệm vụ bàochữa.

 Điều 36. Quyền và nghĩavụ của người bào chữa.

 1- Người bàochữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp cần phải giữ bímật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từkhi kết thúc điều tra.

 2- Người bàochữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì đượchỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác.

 Người bàochữa có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, ngườiphiên dịch theo quy định của Bộ luật này; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; gặpbị can, bị cáo đang bị tạm giam; được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điềucần thiết sau khi kết thúc điều tra; có quyền tham gia xét hỏi và tranh luậntại phiên toà; khiếu nại các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, khángcáo bản án và quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc ngườicó nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 37Bộ luật này.

 3- Người bàochữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏnhững tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của họ.

 Người bàochữa không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận, nếukhông có lý do chính đáng.

 Người bàochữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ.

 Điều 37. Lựa chọnvà thay đổi người bào chữa.

 1- Người bàochữa do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.

 2- Trongnhững trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp củahọ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà ánphải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ:

 a) Bị can,bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tạiBộ luật hình sự.

 b) Bị can,bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

 Trong nhữngtrường hợp quy định tại điểm a và b, khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và ngườiđại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bàochữa.

 Điều 38. Người bịtạm giữ.

 1- Người bịtạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đốivới họ đã có quyết định tạm giữ, nhưng chưa bị khởi tố.

 2- Người bịtạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ; được giải thích quyền vànghĩa vụ; trình bày lời khai; đưa ra những yêu cầu; khiếu nại về việc tạm giữ vànhững quyết định khác có liên quan. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện cácquy định về tạm giữ.

 Điều 39. Người bịhại.

 1- Người bịhại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạmgây ra.

 2- Người bịhại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra chứng cứ và những yêucầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi người tiến hành tốtụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; có quyềnđề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; tham gia phiên toà;khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; kháng cáo bản án vàquyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

 Trong trườnghợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quyđịnh tại Điều này.

 3- Người bịhại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toàán; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịutrách nhiệm theo Điều 242 Bộ luật hình sự.

 4- Trong trườnghợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 88 Bộluật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lờibuộc tội tại phiên toà.

 Điều 40. Nguyên đơndân sự.

 1- Nguyênđơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tộiphạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 2- Nguyênđơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra chứng cứ vànhững yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi người tiếnhành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;có quyền đề nghị mức bồi thường, và các biện pháp bảo đảm bồi thường; tham giaphiên toà; khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; kháng cáobản án và quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.

 Điều 41. Bị đơn dânsự.

 1- Bị đơndân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệmvật chất đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

 2- Bị đơndân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại việc đòi bồi thườngcủa nguyên đơn dân sự; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; được thông báo kết quảđiều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường; đề nghị thay đổi người tiến hànhtố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; thamgia phiên toà; khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; khángcáo bản án và quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.

 Điều 42. Người cóquyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án.

 Người cóquyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp củahọ được tham gia phiên toà; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; kháng cáo bản ánhoặc quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền và lợiích hợp pháp của mình.

 Điều 43. Người làmchứng.

 1- Người nàobiết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đếnlàm chứng.

 2- Người làmchứng phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toàán; có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.

 3- Những ngườisau đây không được làm chứng:

 a) Người bàochữa của bị can, bị cáo;

 b) Người docó nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không có khả năng nhận thức đượcnhững tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

 4- Người làmchứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thìphải chịu trách nhiệm theo Điều 242 Bộ luật hình sự; khai gian dối thì phảichịu trách nhiệm theo Điều 241 Bộ luật hình sự.

 Điều 44. Người giámđịnh.

 1- Ngườigiám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định mà cơ quantiến hành tố tụng trưng cầu.

 2- Ngườigiám định có quyền tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phảigiám định; yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp những tài liệu cầnthiết cho việc kết luận; tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏivề những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.

 3- Ngườigiám định phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Toà án.

 Người giámđịnh từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng thì phải chịutrách nhiệm theo Điều 242 Bộ luật hình sự. Người giám định kết luận gian dốithì phải chịu trách nhiệm theo Điều 241 Bộ luật hình sự.

 4- Ngườigiám định phải từ chối tham tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

 a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 28 Bộ luật này;

 b) Đã tiếnhành tố tụng với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩmnhân dân, thư ký phiên toà hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, ngườilàm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó. Việc thay đổi người giám định do cơquan trưng cầu quyết định.

 5- Bắt buộcphải trưng cầu giám định khi cần xác định:

 a) Nguyênnhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả nănglao động;

 b) Tìnhtrạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lựctrách nhiệm hình sự của họ;

 c) Tìnhtrạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sựnghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết củavụ án.

 Điều 45. Ngườiphiên dịch.

 1- Ngườiphiên dịch do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án yêu cầu trong trườnghợp có người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếngViệt.

 2- Ngườiphiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập và thực hiện nhiệm vụ được giao; nếudịch gian dối thì người phiên dịch phải chịu trách nhiệm theo Điều 241 Bộ luậthình sự.

 3- Ngườiphiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

 a) Thuộc mộttrong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 28 Bộ luật này;

 b) Đã tiếnhành tố tụng với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩmnhân dân, thư ký phiên toà hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, ngườigiám định, người làm chứng trong vụ án đó.

 Việc thayđổi người phiên dịch do cơ quan yêu cầu quyết định.

 4- Những quyđịnh của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câmvà người điếc.

 Điều 46. Trách nhiệmgiải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham giatố tụng.

 Các cơ quantiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền vànghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Việc giải thích phải được ghi vàobiên bản.

 CHƯƠNGIV

 CHỨNGCỨ

 Điều 47. Những vấnđề phải chứng minh trong vụ án hình sự.

 Khi điềutra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà ánphải chứng minh:

 1- Có hànhvi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác củahành vi phạm tội;

 2- Ai là ngườithực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có nănglực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích hoặc động cơ phạm tội;

 3- Nhữngtình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo và nhữngđặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo;

 4- Tính chấtvà mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

 Điều 48. Chứng cứ.

 1- Chứng cứlà những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không cóhành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiếtkhác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

 2- Chứng cứđược xác định bằng:

 a) Vậtchứng;

 b) Lời khaicủa người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bịtạm giữ, bị can, bị cáo;

 c) Kết luậngiám định;

 d) Biên bảnvề hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu khác.

 Điều 49. Thu thậpchứng cứ.

 1- Để thuthập chứng cứ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tậpnhững người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liênquan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và cáchoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu các cơ quan, tổchức và cá nhân cung cấp tài liệu, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

 2- Những ngườitham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ratài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

 Điều 50. Đánh giáchứng cứ.

 Điều traviên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân xác định và đánh giá mọichứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổnghợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án.